Theo quy định mới ban hành, ngoài hình thức cảnh cáo thì mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 1/2/2017.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Theo quy định này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau: Cảnh cáo; phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Một số hành vi sẽ bị phạt nặng như: Vứt, thải, bỏ đầu mẫu thuốc là không đúng nơi quy định vị phạt 500.000 đến 1 triệu đồng; vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện không đúng quy định vị phạt 1-3 triệu đồng; vứt, thải, bỏ rác sinh hoạt không đúng nơi quy định bị phạt 3-5 triệu đồng; vứt thải rác sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải bị phạt 5-7 triệu đồng
Tại Nghị định 155/2016 ngày
18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đã giải thích từ ngữ trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Xả nước thải vào môi trường là
việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất,
nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,...
trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải,
giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó.
2. Thải bụi, khí thải vào môi trường
là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí.
3. Thông số môi trường nguy hại
trong nước thải là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng chất thải nguy hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục I kèm theo Nghị
định này.
4. Thông số môi trường nguy hại
trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh,
chi tiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
5. Thông số môi trường thông thường
là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải
và môi trường xung quanh, trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và
khoản 4 Điều này.
6. Khai thác trái phép loài sinh vật
là các hành vi săn bắt, đánh bắt, bẫy bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinh
vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn xuất của
các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
7. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường
bao gồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; bản cam kết bảo vệ môi trường và bản kế hoạch
bảo vệ môi trường;
8. Báo cáo đánh giá tác động môi
trường bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ; báo cáo đánh giá
tác động môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở
đang hoạt động; báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
9. Phương án cải tạo, phục hồi môi
trường bao gồm: Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phục
hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và phương án cải
tạo, phục hồi môi trường.
10. Giấy xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường bao gồm: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của
báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự
án; Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án
đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn
trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức và Giấy xác nhận hoàn
thành công trình bảo vệ môi trường.
11. Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu
bảo vệ môi trường là Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối
với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
12. Giấy phép xử lý chất thải nguy
hại bao gồm: Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại; Giấy phép hành
nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghề quản lý chất thải
nguy hại và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
13. Giấy xác nhận đủ điều kiện về
bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo
vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất