Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11812557
Trực tuyến: 29

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4790
Gửi lúc 21:41' 23/02/2014
Một số yêu cầu thống nhất về quan trắc môi trường

1. Khái niệm chung về QTMT
Trong các hoạt động khoa học và thực tiễn, chúng ta sử dụng quan trắc như một phương pháp nhận thức dựa trên sự ghi nhận liên tục, định hướng và có kế hoạch về các hiện tượng cũng như các đối tượng trong thực tiễn môi trường sống của chúng ta.
Trong khoa học, thuật ngữ monitoring dùng để định nghĩa hệ thống quan trắc định hướng lặp đi lặp lại đối với một số hoặc nhiều yếu tố của MTXQ theo thời gian và không gian. Dưới tác dụng của hoạt động sản xuất và KT-XH những thay đổi của MTXQ mang những đặc thù riêng và dẫn tới những bổ sung về định nghĩa QTMT. Định nghĩa này tới nay có thể được phát biểu như sau:
QTMT – là hệ thống quan trắc – thông tin đánh giá và dự báo những thay đổi động thái của MTXQ nhằm xác định thay phần thay đổi do các hoạt động nhân sinh trên nền những thay đổi do các quá trình phát triển tự nhiên gây ra.
Hệ thống QTMT cần tích lũy, hệ thống hóa và phân tích các dữ liệu:
· Về trạng thái MT;
· Về nguyên nhân của những thay đổi đã xảy ra và những thay đổi có xác suất xuất hiện lớn (tức dữ liệu về nguồn và tác nhân tác động);
· Về những thay đổi trong giới hạn cho phép và tải môi trường nói chung;
· Về những dự trữ tiềm năng của sinh quyển.
Nói tóm lại, hệ thống QTMT phải quan trắc, theo dõi trạng thái của các đối tượng tự nhiên và trạng thái của nguồn cũng như của các nhân tố tác động.
Từ đây ta có thể nêu định nghĩa về hoạt động QTMT như sau:
Hoạt động QTMT là thực hiện đồng bộ, có cơ sở khoa học các chương trình quan trắc, đánh giá, dự báo và xây dựng các khuyến nghị cũng như các giải pháp quản lý cần thiết, đủ để đảm bảo ATMT cho cộng đồng dân cư cũng như các quần thể sinh vật chịu tác động ô nhiễm của các nguồn thải từ các hoạt động nhân sinh.
Với định nghĩa này, ta thấy các hướng hoạt động chính của QTMT như sau:
1. Quan trắc các yếu tố tác động và trạng thái MT;
2. Đánh giá: Trạng thái (chất lượng) thực của MT;
3. Dự báo trạng thái MT và đánh giá trạng thái được dự báo đó
Cần lưu ý 1 điểm là bản thân hệ thống QTMT không có hoạt động liên quan trực tiếp tới việc đảm bảo chất lượng MT, nhưng là những thông tin cần thiết cho việc quyết định ứng dụng các giải pháp kĩ thuật – Công nghệ đảm bảo chất lượng môi trường. Như vậy, có thể thấy thuật ngữ “kiểm soát môi trường” (KSMT) có ý nghĩa khác hẳn với QTMT và chỉ nên áp dụng cho các hoạt động kĩ thuật – công nghệ đảm bảo một cách tích cực chất lượng môi trường.
Kiểm soát môi trường có định nghĩa như sau:
KSMT – là hoạt động nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về MT. KSMT có những nhiệm vụ khác nhau cho các đối tượng khác nhau, ví dụ đối tượng là cơ quan Nhà nước, là doanh nghiệp, là dư luận xã hội v.v.
Trong Luật Môi trường của một số nước phát triển, ví dụ CHLB Nga, KSMT được xác định bằng hai nhóm nhiệm vụ như sau:
1. Quan trắc, theo dõi trạng thái của MTXQ và những thay đổi của nó do tác động của các quá trình XSCN, các họat động KT – XH; kiểm tra tình hình thực hiện các giải pháp và kế hoạch hành động BVMT. sử dụng hợp lý TNTN, tuân thủ luật định BVMT và các biện pháp cải thiện chất lượng MT.
2. Hệ thống KSMT bao gồm hệ thống QTMT quốc gia, các tổ chức KSMT của Chính phủ, các ngành, Bộ và các tổ chức xã hội.
Như vậy, mạng lưới QTMT quốc gia thực tế là 1 phần của hệ thống KSMT.
2. Một số vấn đề cơ bản của QTMT

Phân loại QTMT

Có nhiều cách tiếp cận vấn đề này, ví dụ: Phân loại theo các khả năng quan trắc, theo theo trình độ tổ chức tiến hành quan trắc môi trường tự nhiên...

Tuy vậy, các hệ quan trắc môi trường và quan trắc môi trường công nghiệp đều có thể phân loại tổng quát theo bảng dưới đây:

Bảng 1. Phân loại QTMT

Quan trắc nguồn thải và nguồn ô nhiễm

Các nguồn thải và ô nhiễm

Quan trắc các yếu tố tác động

Các yếu tố tác động

Hóa

Sinh

Công nghệ

Quan trắc trạng thái MTLĐ cấu thành

Quan trắc địa-vật lý và hoạt động nhân sinh

MT khí

MT nước

Đặc thù không gian CN

Các MT đặc thù

Quan trắc ảnh hưởng và hậu quả của các hoạt động nhân sinh

Quan trắc đối tượng chịu tác động

Tình trạng sức khỏe

Bệnh nghề

Mô hình bệnh tật DC

MTXQ, quần thể động-thực vật

Quan trắc rủi ro SKNN

Quan trắc ảnh hưởng SXCN tới Môi trường – dân cư

Hầu hết các loại quan trắc đều được thống nhất hóa theo quy mô quan trắc. Theo thỏa ước QTMT liên Chính phủ 1974, hệ thống QTMT toàn cầu được hình thành và có quy mô quan trắc như sau:

1-Qui mô hẹp (quan trắc các tác động mạnh trong qui mô hẹp) – H.
2-Qui mô vùng (*) (có sự lan tải ô nhiễm và ô nhiễm tổng hợp nhiều yếu tố đặc trưng cho kinh tế vùng) – V.
3-Qui mô nền (trên cơ sở quan trắc các khu bảo tồn... nơi không có bất kỳ hoạt động KT-XH nào) – N.
Quan trắc qui mô H được ứng dụng phổ biến cho các hoạt động sản xuất hay là KT-XH cụ thể, chẳng hạn cho 1 doanh nghiệp nào đó.
Quan trắc qui mô V được áp dụng cho các MT trong phạm vi vùng.
QTMT nền được thực hiện theo các chương trình quốc gia và quốc tế riêng (chẳng hạn chương trình quốc tế: “Con người và sinh quyển”), nhằm làm cơ sở cho xác định các mức tác động của sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường.

Các chương trình QTMT nói chung được hình thành theo nguyên tắc lựa chọn các tác nhân ô nhiễm ưu tiên (cần phải xác định trước tiên) và lựa chọn các chỉ số tổng hợp phản ánh hàng loạt các hiện tượng, các quá trình hoặc các tác nhân ô nhiễm. Phân loại tác nhân ô nhiễm ưu tiên bằng phương pháp thẩm định thực, được sử dụng trong hệ thống QTMT toàn cầu như sau:

Bảng 2. Phân loại các tác nhân ô nhiễm theo mức ưu tiên trong hệ thống QTMT toàn cầu

Loại

Tác nhân, chất ô nhiễm

Môi trường

Qui mô quan trắc

Dio xit lưu huỳnh

Các chất phóng xạ

MT khí

Thực phẩm

H - V - N

H - V

Các hợp chất Clo&dioxin

Ozon

Cadimi

Sinh vật, con người

MT khí

Thực phẩm, nước, con người

H - V

H - N

H

Nitơrat, nitơrit

NOx

Nước, thực phẩm

MT Khí

H

H

Thủy ngân

Chì

Dioxit cacbon

Nước, thực phẩm

MT khí, thực phẩm

MT khí

H - V

H

N

Oxit cacbon

Hydroxit cacbon, dầu

MT khí

Nước biển, thềm lục địa

H

V – N

Frorit

Nước ngầm

H

Amiăng

Asen

MT khí

Nước uống

H

H

Vi khuẩn độc hại

Tác nhân gây dị ứng

Thực phẩm

MT khí

H - V

H

Cần lưu ý một điểm là các ưu tiên quan trắc đối với tác nhân gây ô nhiễm MTLĐ có thể được bổ sung hoặc thay thế khác so với phân loại nêu trong bảng 3. Thay đổi, bổ sung, thay thế như thế nào cho yếu do đặc thù cụ thể của các nguồn thải, các MT cấu thành và các đối tượng chịu tác động quyết định. Thực tế là các tác nhân gây ô nhiễm MTLĐ rất đa dạng, phức tạp trong các phương thức lan truyền, tích tụ và thể hiện hậu quả. Như vậy, bên cạnh lựa chọn tác nhân ô nhiễm ưu tiên cần quan trắc, phải chú ý thích đáng chỉ số tổng lượng. Cuối cùng thì chính các chỉ số tổng hợp (nếu được nghiên cứu xây dựng, mô phỏng đúng và tin cậy) mới đóng vai trò quyết định trong xác định qui mô ô nhiễm và qui mô hậu quả tác động.

Các chương trình QTMT nói chung được hình thành theo nguyên tắc lựa chọn các tác nhân ô nhiễm ưu tiên (cần phải xác định trước tiên) và lựa chọn các chỉ số tổng hợp phản ánh hàng loạt các hiện tượng, các quá trình hoặc các tác nhân ô nhiễm.

Cần lưu ý một điểm là các ưu tiên quan trắc đối với tác nhân gây ô nhiễm MTCN có thể được bổ sung hoặc thay thế khác so với phân loại chung. Thay đổi, bổ sung, thay thế như thế nào cho yếu do đặc thù cụ thể của các nguồn thải, các MT cấu thành và các đối tượng chịu tác động quyết định. Thực tế là các tác nhân gây ô nhiễm MTCN và MT lao động rất đa dạng, phức tạp trong các phương thức lan truyền, tích tụ và thể hiện hậu quả. Như vậy, bên cạnh lựa chọn tác nhân ô nhiễm ưu tiên cần quan trắc, phải chú ý thích đáng chỉ số tổng lượng. Cuối cùng thì chính các chỉ số tổng hợp (nếu được nghiên cứu xây dựng, mô phỏng đúng và tin cậy) mới đóng vai trò quyết định trong xác định qui mô ô nhiễm và qui mô hậu quả tác động.

Những vấn đề xác định tính khoa học, độ chính xác và các tình huống quan trắc sẽ được triển khai cụ thể trong các hướng nghiên cứu sau đây, ví dụ như:

· Những khái niện cơ bản về tính thống nhất và độ chính xác của các đo đạc MT, phương pháp xác định khối lượng đo đạc, quan trắc;

· Các vấn đề liên quan đến phương pháp xử lý số liệu và biễu diễn kết quả QT;

· Các vấn đề liên quan đến đánh giá - dự báo trạng thái MT.

Do qui mô và tính Khoa học - Kĩ thuật – Công nghệ của QTMT nên hệ thống QTMT xét về mặt thông tin là một hệ kiểm tra – Qui nạp - Tự thích nghi. Đương nhiên, trong các cung bậc phát triển khác nhau, bản thân tính thông tin của hệ thống QTMT sẽ quyết định mạnh mẽ đến thái độ xã hội, chính sách của Chính phủ và qui mô đầu tư cũng như triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến. Khái niệm công nghệ tiên tiến hiện nay đã không còn tách rời các chỉ tiêu về năng lượng, môi trường.

Khái niệm QTMT ngày nay không còn đơn giản như một số quan điểm trước đây cho rằng: QTMT chỉ là những hoạt động nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu về các thông số môi trường, còn sử dụng cơ sở dữ liệu đó ra sao, đánh giá hiện trạng MT và dự báo hậu quả của những thay đổi chất lượng môi trường thế nào v.v. không thuộc phạm trù QTMT. Từ yêu cầu mục tiêu của hệ thống QTMT mà các hoạt động quan trắc phải hướng tới quan trắc tác động của các hoạt động nhân sinh theo các đối tượng chịu tác động (Con người, Công trình, quần thể động thực vật, MTTN v.v.). Như vậy, hệ thống QTMT nói chung từ góc độ thiết kế giám sát hay từ góc độ tiếp cận tổng quát thiết lập chúng đều có 3 thành phần cơ bản không thay đổi là: Quan trắc; Đánh giá; Dự báo.

3. Khái niệm về các lớp ô nhiễm:
Khái niệm về các lớp ô nhiễm được hình thành chủ yếu trên cơ sở qui mô và mức độ. Nói cách khác, để phân biệt các lớp ô nhiễm người ta căn cứ vào các đại lượng xác định về lượng (qui mô) và chất (mức). Đối với các hệ thống QTMT công nghiệp thông thường có ba lớp ô nhiễm, đó là: Lớp ô nhiễm nền; Lớp ô nhiễm đột ngột; Lớp ô nhiễm sự cố.
Như vậy, chúng ta có thể thấy các lớp ô nhiễm nêu trên liên quan tới quá trình phát triển của các nguồn thải độc hại. Ô nhiễm nền được xét chủ yếu cho những MT nào không xác định được cụ thể, chính xác nguồn gây ô nhiễm hoặc nguồn gây ô nhiễm là ổn định. Ô nhiễm đột ngột được xét chủ yếu cho các nguồn thải có chế độ hoạt động thay đổi. Ô nhiễm sự cố được xét chủ yếu cho các nguồn thải đã vào giai đoạn cuối của chu trình công nghệ hoặc cho các nguồn thải hoạt động trên địa bàn tiềm ẩn cao các rủi ro tự nhiên (thiên tai: lũ lụt, dông lốc, động đất, sét hòn v.v.). Đây là vấn đề truyền thống trong quan hệ giữa sự cố nguồn gốc tự nhiên với sự cố nguồn gốc công nghệ. Tương ứng với các lớp ô nhiễm này, hình thành các lớp thông tin ô nhiễm.
Thực tiễn tiến hành quan trắc, đánh giá, dự báo môi trường tại một số nước phát triển cho thấy không nhất thiết phải song song thực hiện quan trắc đối với cả ba lớp ô nhiễm nói trên. Chẳng hạn:
· Đối với các khu công nghệ có dân cư xung quanh từ 20 ngàn người trở lên mới tiến hành quan trắc lớp ô nhiễm 2, từ 300 ngàn người trở lên mới tiến hành quan trắc thêm lớp ô nhiễm 3.
· Đối với các khu dân cư từ 01 triệu người trở lên bắt buộc phải tiến hành quan trắc song song cả ba lớp ô nhiễm.

Trong đó, khái niệm dân cư xung quanh được tính trên vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng tác động trực tiếp của khu công nghiệp đang xét.

 

Nguồn tin: Отправлено 03 апр. 2010 г., 9:55 пользователем Quan Pham Quoc [ обновлено 04 мая 2010 г., 21:44 ]

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website