Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11889492
Trực tuyến: 18

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3892
Gửi lúc 19:48' 28/12/2013
Vấn đề nâng cao trách nhiệm trong công tác đánh giá tác động môi trường và quan trắc môi trường

Việc lập ĐTM qua 2 bước sẽ hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp

Muốn nâng cao chất lượng ĐTM, đáp ứng yêu cầu của thực tế quản lý môi trường thì việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Thiếu tính dự báo

ĐTM về bản chất là công cụ phân tích, dự báo các tác động môi trường của các đề xuất phát triển nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nói cách khác, mục tiêu của ĐTM là xem xét các tác động đối với môi trường trước khi quyết định có nên cho phép triển khai một dự án do nhà đầu tư đề xuất hay không, hoặc nếu cho phép thì cần điều chỉnh gì. Do đó, ĐTM cần phải thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên hình thành ý tưởng về dự án. Tuy nhiên, thực tế áp dụng hiện nay ở Việt Nam cho thấy ĐTM chưa thực hiện tốt chức năng dự báo của nó.

Theo quy định, khi tiến hành triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư buộc phải lập báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, quy trình này thường được chủ đầu tư và các bên liên quan xem nhẹ để nhanh chóng “hợp thức hóa” dự án đầu tư. Theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì ĐTM là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Tuy nhiên, từ khâu thẩm định, phê duyệt cho đến cấp giấy phép xây dựng dự án, không chỉ các chủ đầu tư mà ngay cả cơ quan chính quyền liên quan vẫn còn xem nhẹ quy trình này, đánh giá các báo cáo ĐTM qua loa để “hợp thức hóa” dự án đầu tư nên đã có không ít dự án đầu tư gây tác động rất lớn đến môi trường.

Có một thực tế là nhiều dự án đầu tư có báo cáo ĐTM thiếu cả dữ liệu về môi trường và các số liệu quan trắc, cũng như khả năng tác động đến môi trường xung quanh sau khi dự án hoàn thiện. Việc lập ĐTM cho một dự án đầu tư còn gặp nhiều bất cập, nhất là ở việc các báo cáo ĐTM bao giờ cũng chỉ tập trung vào các tác động có hại trực tiếp trước mắt của vấn đề môi trường mà ít quan tâm đến tác động gián tiếp lâu dài và tác động đến xã hội.

Kỳ vọng vào Luật BVMT (sửa đổi)

Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) quy định có 3 nhóm dự án cần phải lập báo cáo đánh ĐTM: dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng; dự án tác động xấu đến môi trường và xã hội. Chính phủ sẽ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc nhóm tác động xấu đến môi trường và xã hội. Quy định này có tính toàn diện hơn và không bỏ sót các dự án cần lập ĐTM.

Với các dự án phải lập báo cáo đầu tư, Dự thảo Luật BVMT quy định có 2 bước: ĐTM sơ bộ và ĐTM chi tiết. Với quy định mới, các chủ dự án và cơ quan phê duyệt dự án sẽ tránh được sự lãng phí thời gian và sức lực khi lập ĐTM, hạn chế tối đa việc đã lập dự án cụ thể và lập báo cáo ĐTM những dự án không được phép thực hiện.

Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) quy định về điều kiện của tổ chức thực hiện ĐTM: có cán bộ có chứng chỉ hành nghề tư vấn ĐTM và đủ điều kiện kỹ thuật để đo đạc, phân tích và đánh giá môi trường. Quy định này sẽ góp phần rất quan trọng bảo đảm chất lượng của các báo cáo ĐTM.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Lê Kế Sơn, có một số ý kiến cho rằng, không nên phức tạp hóa ĐTM, gây khó khăn và tốn kém cho chủ đầu tư và các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Tổng cục nhận thấy trong thực tế có một số dự án khi xin chủ trương lập dự án và lập dự án tiền khả thi nhưng sau khi thực hiện ĐTM thấy xuất hiện những bất lợi đối với môi trường, buộc phải điều chỉnh dự án hoặc thậm chỉ bị đình chỉ dự án, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội. Dự án thủy điện Đồng Nai 6A có thể được coi là một ví dụ điển hình.

Các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, việc lập ĐTM qua 2 bước sẽ hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu ở ngay ĐTM sơ bộ, dự án bộc lộ “vấn đề”, không được chấp thuận đầu tư thì chủ dự án sẽ không phải mất thời gian, kinh phí làm ĐTM chi tiết.

Phương Anh


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website