Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11822199
Trực tuyến: 26

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3530
Gửi lúc 17:42' 18/02/2012
Về đánh giá "Việt Nam nằm trong top 10 nước có môi trường không" khí bị ô nhiễm nặng nhất trên thế giới

Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Môi trường xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam (VCAP) về đánh giá chất lượng không khí ở Việt Nam.

Vừa qua, trên nhiều phương tiện thông tin báo đài có đưa tin “Trung tâm nghiên cứu Môi trường của trường Đại học Yale và Columbia của Mỹ đã công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thụy Sỹ đã xếp hạng Việt nam nằm trong top 10 nước có môi trường không khí bị ô nhiễm nhất trên thế giới”.
Là một chuyên gia đã nghiên cứu về môi trường không khí ở nước ta gần nửa thế kỷ qua cho rằng sự xếp hạng đó chỉ đúng một nửa, bởi vì cần phải đánh giá một cách chính xác hơn là: (1) Trước hết cần phải phân biệt rõ 2 loại chất ô nhiễm trong môi trường không khí, chúng có tính chất vật lý, hóa học và sinh học khác nhau, đó là các loại bụi lơ lửng, bụi mịn PM10, PM5, PM2,5 và các loại khí ô nhiễm, như là SO2, NO2 , CO, hơi xăng dầu v.v…; Số liệu quan trắc môi trường nhiều năm qua chứng tỏ rằng thực tế môi trường không khí ở các đô thị Việt nam chủ yếu là bị ô nhiễm rất nặng về bụi, còn xét về khí ô nhiễm độc hại như SO2, NO2 , CO thì môi trường không khí ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm, còn tốt hơn so với nhiều đô thị trên thế giới và trong khu vực, như là Bắc Kinh, New Deli, Bangkok v.v…; (2)Thứ hai là ô nhiễm bụi nặng nề ở nước ta chủ yếu xảy ra ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố loại 1, loại 2, như là Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Cần Thơ, Buôn Ma Thuật, v.v..., trừ TP Đà Nẵng ( năm 2011 TP Đà Nẵng được Ban Thư Ký ASEAN công nhận là 1 trong 10 thành phố có không khí sạch trong ASEAN), chất lượng môi trường không khí ở nhiều đô thị loại vừa và loại nhỏ của nước ta còn rất tốt.
Chúng tôi thường nói rằng môi trường không khí ở các đô thị lớn ở nước ta bị ô nhiễm bụi vào loại nhất nhì trên thế giới, nói như vậy không phải là phủ định các nỗ lực và cố gắng trong công tác BVMT ở nước ta trong thời gian qua. Bởi vì nhiều chuyên gia môi trường thế giới đã đưa ra ước tính: khi tốc độ phát triển kinh tế tăng 2 lần, nếu không có các giải pháp BVMT thích đáng thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 4 lần. Trong 20 năm qua, nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, đi theo là quá trình đô thị hóa rất mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động xây dựng và giao thông đô thị diễn ra rất sôi động, mạnh mẽ ở các đô thị, chúng thải ra rất nhiều chất ô nhiễm môi trường không khí. Nhưng nhờ có đẩy mạnh hoạt động BVMT ở các đô thị, nên mức độ ô nhiễm không khí ở nước ta chỉ tăng lên khoảng 20% sau 10 năm. Tuy vậy cũng thấy rằng ở nước ta quan tâm đến giải quyết ô nhiễm môi trường không khí chưa bằng sự quan tâm đối với môi trường nước, có thể là vì ô nhiễm MT nước có thể nhận biết dễ dàng, còn ô nhiễm không khí lại rất khó nhận thấy. Là một chuyên gia môi trường tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng khi MT nước bị ô nhiễm, người ta có thể dùng biện pháp lọc sạch nước, đun sôi nước khử trùng, trước khi uống nước. Nhưng đối với ô nhiễm không khí thì con người phải thở hít trực tiếp vào cơ thể con người và không phải dễ dàng tránh được tác hại nguy hiểm của ô nhiễm không khí. Người ta có thể nhịn ăn 7 đến 10 ngày, nhịn uống 3-4 ngày vẫn không việc gì, nhưng chỉ nhịn thở 3-5 phút thì con người có thể bị tử vong.

Nguồn gây ra ô nhiễm chính đối với môi trường không khí đô thị ở nước ta là do (1). Quy hoạch phát triển đô thị ở nước ta chưa xem xét đầy đủ đến yêu cầu BVMT, như là xây dựng tràn lan, keó dài, thiếu dứt điểm, chỗ nào cũng là công trường xây dựng, không bảo đảm chỉ tiêu cây xanh của các khu đô thị, bố trí cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp xen kẽ với các khu dân cư, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh cũng như giao thông động không đạt mức tối thiểu, mà lại rất coi trọng phát triển công trình nhà cửa để kinh doanh bất động sản kiếm lợi nhuận cao; (2). Việc thi công xây dựng, sửa chữa công trình trong đô thị không có biện pháp BVMT đúng mức, nhất là việc sửa chữa đường xá, cống rãnh, hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước, thông tin, cấp điện v.v.., không có kế hoạch thống nhất, nên thường xẩy ra trên một đoạn đường bị đào đào-lấp lấp liên tục, làm cho đường xá luôn luôn mất vệ sinh, chưa kể việc vận chuyển nguyên vật liệu làm rơi vãi dọc đường, chất thải xây dựng vất bừa bãi v.v.. tất cả các hoạt động thiếu ý thức BVMT này đã làm cho MT không khí bị ô nhiễm bụi rất nặng; Thứ ba là phương tiện giao thông cơ giới ở các đô thị nước ta phát triển rất nhanh, trong khi đó hệ thống giao thông đô thị lại rất lạc hậu, nên thường xảy ra tắc nghẽn giao thông, mà tắc nghẽn thì lượng phát thải chất ô nhiễm của xe cộ tăng lên 3-5 lần so với trường hợp xe chạy bình thường, chất lượng xe và chất lượng xăng dầu không đạt tiêu chuẩn; Thứ tư là các hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, đặc biệt là đốt nhiên liệu than, dầu không có thiết bị xử lý khí thải sẽ phát ra rất nhiều chất ô nhiễm môi trường không khí; Thứ năm là các hoạt động nấu nướng bằng than của dân cư, nhất là việc đun nấu bằng than tổ ong của các cửa hàng ăn uống dọc theo đường phố cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị đáng kể.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đô thị nước ta, trứơc hết phải bằng cách phối hợp mọi biện pháp (biện pháp quản lý, kinh tế, khoa học và kỹ thuật) đồng thời tập trung vào việc khắc phục và giảm thiểu 5 nguồn gây ra ô nhiễm môi trường không khí đô thị chủ yếu nêu trên; Thư hai là giáo dục và nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng (cộng đồng ở đây bao gồm từ người dân bình thường, các chủ cơ sở sản xuất, chủ các phương tiện giao thông, đến các cán bộ quản lý, các người lãnh đạo các tổ chức, các chính quyền các cấp của đô thị) để mọi người tự giác tham gia BVMT và thẳng thắn đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT; Thứ ba là cơ quan quản lý môi trường phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về BVMT, xử lý một cách nghiêm minh, công bằng, công khai, minh bạch và xử phạt kinh tế một cách đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp BVMT; Thứ tư là cần phải ban hành ngày Luật Khí khí sạch như ở rất nhiều nước trên thế giới đã có luật Không khí sạch tư lâu rồi.
Ngoài ra, cũng cần thấy rằng việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về BVMT ở nước được quan tâm tương đối lớn và không kém thua so với các nước, nhưng việc thực thi pháp luật ở nước ta còn kém thua nhiều nước, có lẽ chính là do nhận thức của cộng đồng nước ta còn kém và công tác thanh tra kiểm tra của các cơ quan quản lý môi trường nước ta còn nhiều yếu kém.
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng
Chủ tịch Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam (VCAP)
monre.com.vn

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website