Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11890924
Trực tuyến: 16

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4718
Gửi lúc 10:20' 09/02/2012
Xuất khẩu thủy sản nguy cơ mất thị trường lớn

Việc liên tục nhận được những cảnh báo từ các nước nhập khẩu về lượng thuốc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, đang đặt Việt Nam trước nguy cơ bị mất đi nhiều thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt là Mĩ, Nhật và EU…

Uy tín sụt giảm

Sự kiện phát hiện chất Trifluralin trong tôm vừa lắng xuống chưa được bao lâu thì năm 2011 lại có tới 57 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo và bị trả về từ thị trường Nhật Bản do phát hiện có chứa Enrofloxacin vượt ngưỡng cho phép 10ppb. Đó là chưa tính đến các lô hàng đến cảng nhưng không thể hiện trên hệ thống cảnh báo của Nhật, vì sau khi kiểm tra mẫu thử tại các phòng thí nghiệm tư nhân Nhật Bản phát hiện tồn dư hoạt chất, bên mua kiên quyết từ chối đơn hàng.

Việc nhiều lô tôm bị trả về từ Nhật Bản đã phần nào ảnh hưởng đến uy tín đối với các sản phẩm thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngay từ đầu năm, Mĩ đã gửi thông điệp cho các DN thủy sản cảnh báo những quy định khắt khe trong đạo luật mới về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo đó, cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm Mĩ (FDA) sẽ có biện pháp tăng cường kiểm tra hoạt chất Enrofloxaxin trong tôm NK từ Việt Nam. Mĩ sẽ qui trách nhiệm giải trình của nhà NK, yêu cầu nhà NK xác nhận nhà sản xuất ra hàng hóa mà họ nhập về đã thực hiện đầy đủ các biện pháp tại cơ sở sản xuất để đảm bảo các sản phẩm đều an toàn hay chưa.

Bên cạnh đó phải thông qua một cơ quan thứ ba có chức năng giám sát chất lượng đạt tiêu chuẩn của Mĩ để cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất thực phẩm ở nước ngoài. Ngay trong những ngày đầu năm nay, các DN thủy sản đang rất lo lắng trước cảnh báo của Nhật Bản và thông tin Cơ quan FDA sẽ có biện pháp tăng cường kiểm tra hoạt chất Enrofloxacin trong tôm NK từ Việt Nam. Bởi cho đến nay, Mỹ, Nhật đều là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.

Hiện lượng thủy sản của Việt Nam XK vào thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh: Năm 2011, kim ngạch XK thủy sản sang Nhật tăng 37%. Sau thảm họa sóng thần, Nhật Bản đang trở thành nước “trung tâm” NK các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực. Tương tự, kim ngạch XK sang Mỹ cũng liên tục tăng 20%/năm trong 3 năm trở lại đây, nếu vẫn giữ nguyên mức tăng này thì tới năm 2015, kim ngạch XK sang Mỹ sẽ đạt khoảng 30 tỷ USD/năm.

Tại khu vực EU, cuộc khủng hoảng nợ công vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia trong khu vực này dựng lên các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Vì thế, năm 2012, xu hướng bảo hộ mậu dịch được dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa. Một trong những bài học mà DN Việt Nam được khuyến nghị chú ý là trường hợp cá ba sa của Việt Nam từng bị đánh giá không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi trong môi trường bị kêu là ô nhiễm khiến giá trị XK cá basa sang thị trường EU giảm nhiều. Nhiều khả năng, EU cũng sớm áp dụng việc kiểm tra dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản NK.

Tự cứu mình

Trong khi thị trường thế giới đang lên tiếng phản đối dư lượng Enrofloxaxin trong thủy sản thì tại ĐBSCL, nhiều hộ nuôi tôm vẫn sử dụng loại kháng sinh này để trị bệnh cho tôm. Đây chính là nguyên nhân gây mất “an toàn” đối với những lô tôm XK vào thị trường Nhật Bản và Mĩ, bởi nếu cứ tiếp tục phát hiện thêm các lô hàng chứa dư lượng kháng sinh Enrofloxaxin vượt ngưỡng thì tình huống xấu nhất xảy ra là sản phẩm thủy sản từ Việt Nam sẽ bị các nước nói trên áp dụng lệnh cấm NK.

“Điểm mấu chốt của vấn đề là phải nâng cao năng lực quản lí Nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Việt Nam phải giữ thế chủ động đối với chất lượng của các sản phẩm thủy sản XK. Để làm tốt nhiệm vụ này, Bộ trưởng đã giao cho Tổng cục Thủy sản phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về ao nuôi, qui trình nuôi trồng, chế biến; xem xét các loại thuốc cho phép sử dụng sao cho phù hợp với thông lệ thị trường thế giới…”- bà Nga cho biết.

Đã có những ý kiến cho rằng, để giữ thị trường XK thủy sản, Bộ NN- PTNT cần khẩn trương ra lệnh cấm sử dụng chất Enrofloxaxin trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cấm không phải là giải pháp tối ưu, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, để người dân không sử dụng thuốc Enrofloxaxin nữa thì cơ quan chức năng phải đưa ra được những hoạt chất thay thế. Hơn ai hết, những người nuôi trồng thủy sản, DN XK thủy sản đều lo lắng đầu ra cho sản phẩm của mình. Chỉ cần giới thiệu cho họ loại thuốc thay thế với mức chi phí hợp lí thì chắc chắn hoạt chất Enrofloxaxin sẽ không còn được sử dụng.

Trước mắt, việc “gác cửa” đối với các sản phẩm tôm có chứa Enrofloxaxin thuộc về Cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản, bà Trần Bích Nga – Phó Cục trưởng cho biết, để hạn chế dư lượng thuốc trong thủy sản, Cục đã tăng cường giám sát chặt chẽ đối với những lô hàng XK vào các thị trường đang bị cảnh báo và tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các đầm nuôi tôm.

Trên thực tế, trong thời gian qua vẫn phát hiện chủ đầm tôm sử dụng kháng sinh Enrofloxaxin và đã kết hợp với chính quyền địa phương để xử phạt hành chính. Đối với những chủ đầm, DN tiếp tục tái phạm thì sẽ áp dụng biện pháp mạnh, thậm chí không cấp phép tiêu thụ. Cũng theo bà Nga, vấn đề dư lượng thuốc trong thủy sản đã tồn tại từ lâu, cách đây gần chục năm, LB Nga đã từng áp dụng lệnh cấm NK đối với thủy sản Việt Nam. EU cũng từng có những cảnh báo về dư lượng thuốc nhưng nhìn chung thì Việt Nam cũng được đánh giá là luôn tiếp thu các ý kiến phản hồi và nhanh chóng khắc phục.

nongnghiep.vn


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website