Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11437487
Trực tuyến: 24

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3711
Gửi lúc 17:59' 05/01/2014
Thuỷ điện nhỏ, nhưng tác hại lớn

Theo phân cấp, thủy điện vừa và nhỏ do ngành công thương địa phương quản lý, nhưng trên thực tế chất lượng xây dựng, đánh giá tác động môi trường, đời sống dân cư... đã không được quan tâm thấu đáo.

Trong khi đó nếu cộng dồn các công trình này lại thì tổng giá trị đầu tư và công suất đều lớn hơn các công trình thủy điện lớn gấp rất nhiều lần. Mối băn khoăn của dư luận về quy trình quản lý, chất lượng xây dựng, tác động môi trường, đời sống người dân hạ du... được gửi đến các cấp liên quan, nhưng lời giải đáp lại khá mơ hồ.

Bài 1: Đừng để sự đã rồi!

Vụ đổ sụp đập thủy điện Đăk Mek 3 tại Kon Tum đã làm lộ ra những sai phạm trong thi công công trình của các chủ đầu tư, đồng thời cho thấy có quá nhiều bất cập trong việc quản lý của chính quyền địa phương đối với các công trình này. Kon Tum là địa phương nổi trội nhất với 65 công trình thuỷ điện đã, đang và dự kiến triển khai.

Đầu tư đến cả thủy điện 2MW!


Trừ 15 công trình đã thu hồi chủ trương đầu tư, Kon Tum hiện vẫn còn 50 công trình thủy điện vừa và nhỏ; trong đó nhiều công trình đang lập báo cáo xin phép đầu tư, lập dự án đầu tư... Những công trình trên gần như trải đều trên địa bàn các huyện của tỉnh. Ngoài công trình thủy điện Đăk Mi 1 (huyện Đăk Glei, công suất 54MW do Cty KD XNK Quang Đức-Kon Tum làm chủ đầu tư) và thủy điện Đak Re (huyện Kon Plong, công suất 60MW, đang lập dự án đầu tư, do Cty TNHH Thiên Tân-Quảng Ngãi làm chủ đầu tư), thì hầu như các công trình còn lại đều có công suất nhỏ.

Có những thủy điện như Đăk Pia do Cty TNHH Trung Việt-Kon Tum làm chủ đầu tư chỉ có công suất 2,2MW; thủy điện Đăk Brot (Cty CP Phúc Kim Tâm), Đăk Xú (Cty TNHH TVXD Mạnh Việt, đều đang triển khai xây dựng) chỉ có công suất 2MW.

Trong bảng thống kê danh sách các công trình thủy điện vừa và nhỏ tại Kon Tum, có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực này, kiểu “nhà nhà làm thủy điện”. Trong khi đó, với tổng 65 công trình thủy điện trên, ước sẽ ảnh hưởng tới gần 4 ngàn hécta đất rừng và các loại đất khác (trung bình để sản xuất 1MW điện phải mất 7,64ha đất).

Theo báo cáo của Sở TNMT tỉnh Kon Tum đánh giá mới đây: Đa số các dự án thủy điện không thực hiện việc đánh giá tác động môi trường cho các công trình, hạng mục của các dự án như: Xây dựng khu tái định canh, định cư, đường dây tải điện, đường giao thông, mỏ đất đá phục vụ thi công dự án.

Sự tăng lên của các công trình thủy điện và nhiều công trình khác đồng nghĩa với sự thay đổi lưu lượng, dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, suối. Đó là chưa nói hầu hết công nghệ, thiết bị các công trình thủy điện nhỏ đều của Trung Quốc nên thiếu hoặc không có hệ thống tách dầu từ nước làm mát tuabin, nước thải nhiễm dầu được xả ra nguồn tiếp nhận.

Cần có thay đổi cách quản lý

Chưa bàn đến sự ảnh hưởng nhiều mặt của các thủy điện vừa và nhỏ như nêu trên, những sai phạm nghiêm trọng trong thi công công trình như vừa xảy ra ở thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị) và Đăk Mek 3 (Kon Tum) đã nhận thấy đang có một lỗ hổng trong việc giám sát, quản lý từ cơ quan quản lý nhà nước đối với những công trình dạng này.

Khoản 1, điều 4 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính phủ ban hành có ghi: Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định. Khi thủy điện Đăk Mek 3 vỡ, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra mới phát hiện chất lượng công trình quá kém. Thân đập chỉ được sử dụng đất, cát, đá thay thế bêtông, đá hộc như trong thiết kế cơ sở.

Ông Bùi Văn Cư - PGĐ Sở Công Thương Kon Tum - cho biết: “Các công trình của tư nhân thì cơ quan quản lý của Nhà nước không được tham gia giám sát mà chỉ quản lý về mặt quy hoạch”. Tuy nhiên, cứ như vậy đến khi xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, chứ không chỉ là một chủ đầu tư hay đơn vị thi công! Còn ông Đặng Thanh Long - Người phát ngôn của UBND tỉnh Kon Tum - cho hay: “UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát lại các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, nếu công trình nào không đảm bảo sẽ có biện pháp xử lý”.

Thiết nghĩ, không chỉ “rà soát lại” mà các địa phương cần chặt chẽ, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trước khi quyết định đầu tư các thủy điện vừa và nhỏ, tránh sự đã rồi.


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website