Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11359289
Trực tuyến: 18

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
tài liệu » Kỹ thuật phân tích »
Số lượt xem: 5462
Gửi lúc 20:25' 17/08/2012
Phương pháp enzym AChE phân tích thuốc trừ sâu trong rau

Enzym axetylcholinester- aza (AChE) bị ức chế rất mạnh bởi các chất độc cơ photpho. Thông qua việc xác định hoạt độ AChE còn lại sau khi bị ức chế, người ta có thể xác định hàm lượng các chất độc cơ photpho với độ nhạy rất cao. Vì vậy enzym AChE đã được nhiều cơ sở khoa học sử dụng để phân tích các loại thuốc bảo vệ thực vật cơ photpho có trong thực phẩm, môi trường; tìm kiếm các loại thuốc điều trị bệnh teo cơ, liệt rung cũng như phát hiện nhanh các chất độc thần kinh chiến tranh cơ photpho như tabun, xarin. Tuy nhiên, các nghiên cứu về AChE ở nước ta còn chưa nhiều, do đó các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu chiết xuất AChE từ mộtsố nguồn nguyên liệu dễ kiếm trong đó có đầu ruồi nhà để áp dụng cho các phép xác định nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, thực phẩm.

Loại enzym này có trong lươn cá, ruồi, nhặng... nhưng theo kết quả khảo sát, ruồi nhà chủng Musca domestica bắt ở vùng Tây Tựu (Hà Tây cũ) có hoạt độ AChE cao nhất.

AChE có hoạt tính cao nhất ở 30oC và pH 7,5.  Một số chất như EDTA, 2-β-mercaptoetanol có khả năng tăng hoạt tính của AChE.

Các nghiên cứu cho thấy, AChE trong đầu ruồi nhà có khả năng phát hiện các loại thuốc bảo vệ thực vật gốc cơ photpho (như Dipterex, Ofatox, Bini 58, Monster, Bas sa, Suprathion) ở nồng độ thấp từ 10-11 đến 10-4 g/ml tùy theo độ tinh khiết của enzym và độ độc của thuốc. Thuốc càng độc, khả năng bị phát hiện càng cao, càng nhạy (Dipterex có thể bị phát hiện ngay cả khi ở nồng độ 10-11 g/ml).

Quá trình phân tích phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả khá đơn giản, dùng rau sạch làm đối chứng.

Cách làm như sau:

Lấy các mẫu rau tươi (mỗi mẫu gồm 7 khoanh lá, mỗi khoanh có diện tích 2 cm2) cho vào lọ thủy tinh sạch, sau đó rót vào 1ml metanol, lắc nhẹ trong một phút và chuyển sang lọ mới rồi đậy kín. Dịch chiết từ rau sạch được dùng làm đối chứng. Các mẫu kiểm tra là dịch chiết rau sạch được bổ xung các lượng thuốc Dipterex biết trước. Tiếp đó lấy hai ống nghiệm gịống nhau, một ống cho mẫu nghiên cứu (để xét nghiệm rau thường), một ống cho mẫu đối chứng rồi nhỏ thuốc thử vào để thực hiện phản ứng sinh hóa. Ống đối chứng được rót dung dịch chiết rau sạch còn ống kia rót dung dịch nghiên cứu. Sau đó rót cùng một lượng dung dịch enzym AChE xác định vào cả hai ống trên, lắc đều rồi để yên 30 phút. Tiếp đó lại cho thêm vào cả hai ống dung dịch axetylcholin clorua và bromthymol xanh. Khi quan sát, người ta sẽ thấy ống chứa chất độc có thể có màu từ xanh vàng đến xanh, ống không chứa chất độc chỉ có màu vàng. Muốn biết chính xác hơn về nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở rau thường thì lặp lại thí nghiệm trên đối với các mẫu nghiên cứu và mẫu kiểm tra. Phương pháp kiểm tra nói trên khá đơn giản, có thể áp dụng được rộng rãi ở những nơi xa các trung tâm khoa học.

VT

Theo Báo cáo khoa học

Trưòng Đại học Bách khoa-

HàNội, 10/2001


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website