Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11891104
Trực tuyến: 22

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3848
Gửi lúc 19:13' 03/08/2012
Phí bảo vệ môi trường khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng

Bà Đặng Thị Minh, công tác tại Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Lào Cai đề nghị giải đáp về sự khác nhau trong việc phân loại khoáng sản Fenspat theo quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CP và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.

Bà Minh phản ánh: Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản xếp Fenspat vào nhóm quặng đá quý. Tuy nhiên phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản lại xếp Fenspat vào nhóm khoáng chất công nghiệp.

Bà Minh hỏi: Khoáng sản Fenspat quy định trong hai Nghị định nêu trên có khác nhau không?

Vấn đề bà Minh hỏi, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:

Theo khái niệm địa chất, Fenspat là thuật ngữ dùng để chỉ các khoáng vật tạo đá thuộc nhóm Alumosilicat chứa Kali, Natri hoặc Calci, hoặc là hỗn hợp của những nguyên tố này. Các khoáng vật Fenspat tương đối phổ biến là Orthoclas, Microclin (Kali), Albit (Natri) và Anorthit (Calci).

Trong tự nhiên, Fenspat có thể kết tinh thành các tinh thể độc lập có độ cứng cao, màu sắc đa dạng, có đặc tính để sử dụng làm đồ trang sức. Vì vậy, Fenspat tinh thể có thể xếp vào nhóm khoáng sản đá quý, bán quý.

Trong trường hợp khác, Fenspat kết tinh dưới dạng tập hợp tha hình, ẩn tinh tạo thành các thân Fenspat hoặc đá chứa Fenspat có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sứ gốm, thủy tinh (K2O + Na2O > 7%, Fe2O3 < 1,0%). Trường hợp này Fenspat được xếp vào khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp.

Như vậy, Fenspat có thể xếp vào nhóm đá quý, bán quý (ở dạng tinh thể, sử dụng làm vật liệu trang sức) hoặc khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (sử dụng làm nguyên liệu gốm sứ, thủy tinh).

Căn cứ nội dung trên, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với Fenspat là khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng làm đá quý, bán quý và theo lĩnh vực sử dụng làm nguyên liệu gốm sứ khoáng chất công nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có ý kiến giải đáp và tiếp thu phản ánh của công dân trong việc phân loại khoáng sản Fenspat để thực hiện thu phí bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện việc thu phí đối với loại khoáng sản trên, Bộ Tài chính sẽ xem xét, tổng hợp và báo cáo Chính phủ để sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Tổng cục Địa chất và Khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản trả lời công dân gửi qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website