Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11815242
Trực tuyến: 38

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4137
Gửi lúc 13:48' 31/07/2012
Những nội dung mới của Luật Tài nguyên nước: Hướng đến phát triển bền vững

Luật Tài nguyên nước (TNN) mới được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012 đã bổ sung nhiều quy định, điều khoản tập trung việc quản lý, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước. Luật TNN khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về TNN.

​Theo đó, Luật TNN mới quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về TNN của Bộ TN-MT, các bộ - ngành liên quan và của chính quyền địa phương các cấp, thậm chí đến cấp xã. Đối tượng quản lý TNN trong Luật TNN được mở rộng đến việc quản lý cả lòng sông, bờ bãi cũng như việc thiết lập các công cụ, biện pháp kinh tế trong quản lý TNN.
Tạo động lực phát triển
Luật TNN năm 1998 sau hơn 12 năm thi hành đã không còn phù hợp với thực tiễn. Luật TNN mới thay thế cho Luật TNN năm 1998 đã khắc phục những bất cập, mở đường cho các hoạt động hướng đến mục tiêu bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững TNN quốc gia, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cụ thể, Luật TNN mới quy định phải điều tra cơ bản, xây dựng chiến lược và quy hoạch TNN nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản TNN và quản lý TNN theo chiến lược, quy hoạch. Theo đó, Bộ TN-MT tổ chức lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN đã được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản TNN của mình. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN phải đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược TNN; làm căn cứ hoạt động điều tra cơ bản TNN, phục vụ việc lập quy hoạch TNN. Kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN là 10 năm, tầm nhìn 20 năm. Kinh phí điều tra cơ bản TNN được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
Luật TNN mới cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước...
Khai thác phải nộp tiền
Một trong những chương mới đáng lưu ý trong Luật TNN mới đó là tài chính TNN, trong đó luật quy định rõ một số trường hợp khai thác TNN phải nộp tiền cho nhà nước. Quy định này nhằm coi nước là tài sản quốc gia, bảo đảm lợi ích của nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu TNN, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân khai thác TNN phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN khi khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn. Tiền cấp quyền khai thác TNN được xác định căn cứ vào chất lượng của nguồn nước, loại nguồn nước, điều kiện khai thác, quy mô, thời gian khai thác, mục đích sử dụng nước.
Luật TNN mới cũng quy định tổ chức, cá nhân đầu tư dự án, trong đó có xây dựng công trình khai thác, sử dụng TNN hoặc có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn, có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn bị ảnh hưởng. Đồng thời công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước của dự án và những ảnh hưởng có thể gây ra cho người dân trước khi triển khai thực hiện.
Luật TNN quy định nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng TNN cho sinh hoạt bằng các biện pháp đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Luật TNN cũng quy định việc điều hòa, phân phối TNN cho các mục đích sử dụng phải bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, trong đó, cũng phải ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân.
Kể từ ngày Luật TNN mới có hiệu lực (ngày 1-1-2013), việc hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước, các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép theo quy định của Luật TNN năm 1998 được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN theo quy định của Luật TNN mới đối với phần còn lại của thời hạn ghi trong giấy phép.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật TNN: Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước; xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; gian lận trong việc xả nước thải; đặt vật cản, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch; khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát TNN, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép; xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch TNN.
Minh Huy
(Theo SGGP)

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website