Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11835698
Trực tuyến: 31

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 112951
Gửi lúc 13:55' 08/03/2017
Phát triển cỏ Alfalfa phục vụ chăn nuôi tại nước ta hoàn toàn khả thi

Theo khảo nghiệm của Viện Cây lương thực – cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), một số giống cỏ Alfalfa có khả năng cho năng suất lên tới 120 - 130 tấn cỏ tươi/năm, với hàm lượng protein lên tới 20 - 23%. Chỉ số năng suất và dinh dưỡng này cao hơn cả những “thủ phủ” trồng cỏ Alfalfa của thế giới.  

Nhập khẩu hơn 5 triệu USD/năm

Cỏ Alfalfa (Medicago sativa L.) hay còn có tên là cỏ Linh lăng, thuộc họ Đậu (Fabaceae) là cây thức ăn chăn nuôi (TĂCN) quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Cỏ có các thành phần dinh dưỡng rất phong phú như Acid amin, Vitamin, Protein, Betacaroten, Acid hữu cơ, Ancaloid, Fitoleid... Tất cả 12 acid amin không thay thế đều có hàm lượng khá cao trong Alfalfa. Đây là các yếu tố vi lượng tự nhiên bảo đảm cho các vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh cao.

Tại Việt Nam, cỏ Alfalfa hiện cũng là nguồn thức ăn không thể thiếu đối với các DN chăn nuôi gia súc, nhất là bò sữa. Tuy nhiên do không trồng được trong nước nên hàng năm các DN bò sữa vẫn phải NK.

 

Với năng suất tươi trên 100 tấn/ha/năm, cỏ Alfalfa có thể phát triển tốt tại nước ta.

 

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2014, các DN chăn nuôi bò sữa lớn như TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu… đã phải NK trên 850 nghìn tấn cỏ Alfalfa, trị giá trên 5 triệu USD và nhu cầu ngày càng tăng chóng mặt với tốc độ 15 - 20%/năm, đặc biệt trong bối cảnh ngành nuôi bò sữa đang phát triển như vũ bão. Theo các DN nhập khẩu cỏ Alfalfa, hiện giá cỏ NK về nước không hề rẻ, dao động từ 450 - 500 USD/tấn nhưng họ buộc phải "bấm bụng" mua.

 

 Xóa tan hoài nghi

Từ năm 2015, một chương trình nghiên cứu mới về cỏ Alfalfa đã được Viện Cây lương thực - cây thực phẩm tái khởi động. Hàng chục giống cỏ Alfalfa đã được đơn vị này đưa vào khảo nghiệm và bước đầu đã thu được kết quả hết sức khả quan. Năm 2015, giống cỏ Alfalfa có triển vọng do Viện khảo nghiệm có thể cho năng suất từ 70 - 80 tấn (tươi)/năm, với khả năng thích ứng rộng, chịu được điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Nối tiếp những kết quả bước đầu, trong năm 2016, Viện Cây lương thực - cây thực phẩm đã tiếp tục lựa chọn, đưa vào khảo nghiệm thêm nhiều giống cỏ Alfalfa mới. Những ngày đầu tháng 3/2017, Viện đang tiến hành thu hoạch, đánh giá kết quả. Theo đó, một số giống cỏ Alfalfa mới đưa vào khảo nghiệm từ cuối năm 2016 hiện đã cho những kết quả đột phá.

 

Chỉ sau 1 tháng, cỏ đã có thể tái sinh và cho thu hoạch lứa mới 

Tại khu vực vườn khảo nghiệm tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội), mặc dù có đặc thù chân đất thịt nặng, thoát nước kém, không thật sự thích hợp với đặc điểm ưa chân đất khô ráo nước của cỏ Alfalfa, tuy nhiên, một số giống vẫn sinh trưởng và cho năng suất rất cao. Nổi trội nhất trong nhóm này có thể kể tới hai giống FGI-A-FD-8 và FGI-A-FD-8/9. Chỉ khoảng 2 tháng sau khi gieo, các giống cỏ này đã có thể cho thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hoạch đợt đầu, cỏ tiếp tục tái sinh, mỗi đợt tái sinh kéo dài 1 tháng là có thể thu hoạch tiếp (năng suất tái sinh cao nhất từ lứa 2 và lứa 3).

Kết quả của đợt thu hoạch tái sinh lần 2 vừa qua cho thấy, các giống FGI-A-FD-8 và FGI-A-FD-8/9 cho năng suất cỏ tươi bình quân lần lượt là 22,3 tấn/ha/lần cắt và 24,7 tấn/tấn/lần cắt. Đây cũng là các giống cho hàm lượng dinh dưỡng khá. Cụ thể, giống FGI-A-FD-8 có hàm lượng Protein là 18,3%, chất khô 20,3%; giống FGI-A-FD-8/9 cho hàm lượng Protein gần 17% và chất khô 20%. Bên cạnh các giống cho năng suất cao, một số giống cho năng suất khá (tiêu biểu như giống Bangchi), nhưng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (Protein lên tới 23,1%; chất khô 20,4%).

Theo Th.S Nguyễn Văn Thắng, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực - cây thực phẩm: Cỏ Alfalfa có đặc điểm ưa khí hậu ôn đới, tuy nhiên biên nhiệt độ thích hợp cũng khá rộng, từ 25 - 35 độ C. Cỏ cũng có thể chịu lạnh được tới 5 độ C và chịu nóng được tới 38 - 39 độ C. Vì vậy, nếu không gặp các đợt hạn hán hay nắng nóng kéo dài bất thường thì cỏ hoàn toàn có thể trồng tốt với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Mặc dù vậy, đây cũng là cây trồng không chịu được chân đất trũng, úng nước, vì vậy nếu trồng trên đất thoát nước tốt là hoàn toàn yên tâm. Theo ông Thắng, từ những kết quả sau hơn 2 năm khảo nghiệm (2015 - 2016) chọn lọc cho thấy, nhiều giống cỏ Alfalfa có triển vọng có thể gieo trồng và cho thu hoạch rất tốt từ tháng 9 năm trước tới tháng 6 năm sau đối với miền Bắc và từ tháng 10 năm trước tới tháng 6 năm sau đối với phía Nam (khoảng thời gian ít mưa). Trong khoảng thời gian này, cỏ có thể cho thu hoạch từ 5 - 6 lứa, trong đó từ 4 - 5 lứa có thể cho năng suất rất cao. Theo tính toán, chỉ cần 4 lứa cắt cho năng suất cao (bình quân 20 tấn tươi/lần cắt), các giống cỏ Alfalfa triển vọng đã được lựa chọn hiện nay có thể cho năng suất tươi từ 120 - 130 tấn/ha/năm.

 “Tại Mỹ, các giống cỏ Alfalfa tốt nhất cũng phải trải qua 3 tháng ngủ đông và bình quân năng suất khoảng 120 tấn cỏ tươi/ha/năm. Khi triển khai khảo nghiệm tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng năng suất bình quân chỉ cần đạt khoảng 80 tấn/ha là đã có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, với kết quả khảo nghiệm thời gian qua cho thấy, năng suất thậm chí còn cao hơn cả mặt bằng chung trên thế giới, nên khả năng phát triển cỏ Alfalfa tại nước ta là hoàn toàn khả thi”, ông Nguyễn Văn Thắng

Nguồn tin: http://nongnghiep.vn

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website