Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11889395
Trực tuyến: 29

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 6127
Gửi lúc 01:20' 28/09/2012
Nông nghiệp sinh thái

Một lão nông ở xứ nóng Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận) luôn có "tư tưởng cấp tiến", đi đầu trong lĩnh vực SX nông nghiệp tốt (GAP). Nhờ vậy sản phẩm nho sạch của ông nổi tiếng cả nước. Thế nhưng đề cập đến nông nghiệp sinh thái thì ông lắc đầu chưa hiểu "sinh thái" thế nào?

Nho Ba Mọi

Chúng tôi trở lại thăm trang trại nho của chú Nguyễn Văn Mọi mà người dân địa phương gọi với cái tên trìu mến là "chú Ba Mọi" ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đã giữa trưa nhưng chú Ba Mọi vẫn đang mải mê cắt tỉa những trái nho còi cọc. Gặp chúng tôi chú Ba nói ngay: “Làm nho vụ này khó lắm bởi "anh chàng" này gặp mưa là sinh bệnh ngay, do vậy làm cũng chẳng ăn thua mà chủ yếu thực hiện hợp đồng đã ký kết với các siêu thị”.

Được chú Ba Mọi dẫn đi tham quan một vòng trang trại nho rộng 1,5 ha. Thời điểm này vườn nho cơ bản đã thu hoạch xong, bởi đang trong mùa mưa, là thời kỳ dưỡng cây. Trang trại nho của chú Ba Mọi được quy hoạch rất bài bản, giữa các giàn là những con đường nhỏ, hai bên trồng hoa nở rực rỡ.

Theo chú Ba là để tạo thẩm mỹ cho khách đến tham quan, cứ cách một đoạn chú lại đặt 1 cái lu bằng gốm có nắp đậy để đựng rác và vỏ thuốc BVTV. Trong vườn còn có khu ủ phân hữu cơ, nhà kho để dụng cụ SX, chứa thuốc BVTV. Trên mỗi lô nho đều có biển ghi rõ giống, ngày trồng, ngày cắt cành, diện tích…

Thấy tôi ngạc nhiên, chú Ba Mọi cười lớn: “SX nho theo tiêu chuẩn VietGAP thì bắt buộc phải thực hiện như vậy, toàn bộ 1 ha nho ăn tươi của tôi đã đạt GAP, riêng 0,5 ha nho rượu đến năm 2013 cũng đạt GAP”.

Chú Ba Mọi gắn bó với cây nho từ bé, thế nhưng điều ông đau đáu nhất là tỉnh Ninh Thuận- thủ phủ trồng nho lớn nhất nước nhưng lại chưa có một thương hiệu nào. Xuất phát từ thực tế đó, mấy năm trước phong trào trồng nho tại Ninh Thuận phát triển mạnh mẽ, người dân trở lên giàu có, nhưng chú Ba Mọi đã kịp nhìn xa, nhận thấy cây nho đến thời gian nào đó sẽ suy thoái bởi việc trồng không theo quy hoạch, sử dụng thuốc BVTV vô tội vạ, ép trái ra nhiều vụ/năm…

Với quyết tâm xây dựng một thương hiệu nho cho tỉnh Ninh Thuận, được Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam giúp đỡ kỹ thuật, chú Ba Mọi đã tiến hành xây dựng vùng nho theo hướng an toàn. “Khi có sản phẩm nho an toàn tôi phải lặn lội đi các nơi để tìm kiếm thị trường bởi nếu bán ngoài chợ thì nho an toàn hay nho thường thì đều như nhau. Đi nhiều nơi trong Nam, ngoài Bắc cuối cùng một số siêu thị tại TPHCM cũng chấp nhận đưa sản phẩm nho của tôi vào bán. Ban đầu bán không được nhiều nhưng dần dần người tiêu dùng đã tin tưởng "nho Ba Mọi" nên xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó”, chú kể.

Năm 2007, bộ tiêu chuẩn VietGAP bắt đầu được áp dụng cho hàng nông sản VN, lão nông Ba Mọi đã bắt tay ngay vào xây dựng trang trại nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ kỹ thuật trồng nho an toàn đến SX nho VietGAP không quá khó khăn. Sau 3 năm trang trại nho của chú Ba Mọi đã được cấp chứng nhận VietGAP. 

“Điều may mắn nhất đối với sản phẩm nho VietGAP của tôi là không phải đi tìm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài như các mặt hàng nông sản khác mà toàn bộ được tiêu thụ tại các siêu thị trong nước. Chi phí SX nho sạch cao hơn SX thường từ 10-20% bởi phải sử dụng sản phẩm hữu cơ sinh học, thuốc thảo mộc... Tuy nhiên SX nho VietGAP với tôi không phải vì mục đích kinh tế mà để thương hiệu "nho Ba Mọi" lan xa”, chú nói.

"Nông nghiệp sinh thái là cái quái gì?"

Khi chúng tôi đề cập đến nông nghiệp sinh thái, như đụng phải đúng “chỗ ngứa”, chú Ba Mọi nói ngay: “Tôi cũng đang đau đầu về nông nghiệp sinh thái đây, nhiều ban ngành của tỉnh xuống thăm trang trại của tôi đã động viên phát triển theo mô hình nông nghiệp sinh thái nhưng tôi không biết nông nghiệp sinh thái là cái quái gì và phải làm như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Mình hoàn toàn không biết.

Ngoài sản lượng nho của gia đình được tiêu thụ trong siêu thị mỗi năm khoảng 20-30 tấn, chú Ba Mọi còn liên kết với 10 hộ dân trong thôn SX khoảng 5 ha nho theo hướng an toàn. Trong vài năm trở lại đây, mỗi tuần chú Ba Mọi thu mua vài tấn nho và táo da xanh cung cấp cho các siêu thị và các đầu mối bán hoa quả tại TPHCM.

Do không rõ "hình hài nông nghiệp sinh thái" ra sao nên tôi đã đề nghị tỉnh cho chuyên viên xuống lập quy hoạch trang trại nho sinh thái gắn với du lịch nhưng đến nay vẫn chưa có ai tư vấn. Đến giờ tôi cũng chưa biết ở đâu có mô hình nông nghiệp sinh thái để đến tham quan học hỏi, từ đó áp dụng cho trang trại của mình”.

Phát triển nông nghiệp sinh thái đối với trang trại nho của chú Ba Mọi có lợi thế là đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm làm ra không những tốt cho sức khỏe con người mà còn hướng tới thân thiện với môi trường. Chính vì vậy đặt chân đến trang trại nho Ba Mọi, khách tham quan được tận hưởng bầu không khí trong lành khác hẳn với những ruộng nho khác có mùi "đặc trưng" của thuốc BVTV. Bên cạnh đó, ngoài sản phẩm nho tươi sạch, du khách còn được thưởng thức rượu nho do chính tay chú Ba Mọi chưng cất.

“Những tiêu chí đó vẫn chưa đủ đối với nông nghiệp sinh thái mà theo tôi nông nghiệp sinh thái phải gắn với văn hóa. Theo đó phải có quy hoạch từng lô nho, trồng hoa gì bên lô nho cho phù hợp, xây dựng robin nước để khách rửa chân tay, nguồn nước này không đọng lại trên vườn; dựng nhà trưng bày không chỉ sản phẩm nho mà còn có cả đặc sản nổi tiếng của Ninh Thuận… Tất cả những việc này đều phải có chuyên gia hướng dẫn chứ trang trại không thể tự làm được”, chú Ba Mọi nói.

Nguồn:  Báo Nông nghiệp Việt Nam


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website