Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11815870
Trực tuyến: 20

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4292
Gửi lúc 22:20' 17/12/2011
Khoảng trống trong quản lý ĐTM

Khai thác khoáng sản rắn đáy biển:

Khoảng trống trong quản lý về đánh giá tác động môi trường

Khoáng sản rắn đáy biển đối với một số địa phương đang là “lộc trời” đem lại nguồn thu và góp phần giải quyết việc làm. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực mà quy định quản lý về đánh giá tác động môi trường (ĐMT) chưa vươn tới.

Vì thế thực trạng khai thác ồ ạt có thể gây ra những tác động mạnh đến môi trường biển đang là lo ngại của các nhà quản lý.

Khoảng trống luật

Từ năm 2005, sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường với quy định ĐMT đã bao quát các đơn vị khi đầu tư xây dựng những công trình, dự án mới trong tất cả các lĩnh vực. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và ĐMT cũng ngày càng được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường VN. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, hàng rào pháp luật này lại chừa nguyên một lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn đáy biển không điều chỉnh. Cụ thể, cho đến nay lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển như sa khoáng, vật liệu xây dựng... đã bị “bỏ quên” vì chưa có một văn bản pháp lý nào quy định tiêu chí ĐTM.

Những năm gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển phát triển mạnh, tập trung ở vùng các cửa sông và ven biển. Đơn cử việc khai thác loại VLXD phổ biến là cát diễn ra ở hầu hết các tỉnh từ bắc vào nam. Các loại sa khoáng như quặng ilmenit, quặng titan, zircon... là những nguồn tài nguyên đem lại nguồn thu lớn nên được khai thác mạnh. Mặt khác do khoa học công nghệ phát triển, việc thăm dò cũng như khai thác thuận lợi hơn ngành công nghiệp khai khoáng sản rắn đáy biển phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Về mặt kinh tế - xã hội, đây là những nguồn lợi từ biển bạc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đừng để mất bò mới lo…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, việc khai thác và sử dụng tài nguyên trên biển có những đặc thù riêng. Cụ thể là cần đánh giá quá trình phát tán các chất thải trong khi khai thác xảy ra trong không gian rộng, bởi môi trường nước biển cùng chế độ dòng chảy phức tạp. Đơn cử quặng ilmenit - một loại khoáng sản rắn đáy biển - đang được coi là vật liệu hấp dẫn cho XK. Tại các khu vực ven biển như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, các tập đoàn nhà nước và cả tư

nhân đều tích cực khai thác với sản lượng khá lớn để XK sang Nhật Bản và Trung Quốc. Sản lượng bình quân vào khoảng 100 - 150 ngàn tấn/năm.

Riêng Tập đoàn CN Than và Khoáng sản VN hiện có tới 2 đơn vị khai thác quặng ilmenit với tổng sản lượng khoảng 40 - 50 ngàn tấn/năm. Công nghệ khai thác bằng sức nước kết hợp máy xúc, máy gạt, tuyển bằng phân ly côn, tuyrne vít đứng và tuyển từ đang được áp dụng, song chưa có một nghiên cứu đánh giá nào về độ tác động đến môi trường biển của các hoạt động này.

Thiên nhiên có những quy luật bí ẩn riêng, vì thế tác động đến tự nhiên một cách mạnh mẽ rất cần phải được nghiên cứu đánh giá và đưa ra quy định quản lý. Việc khai thác khoáng sản rắn đáy biển cần phù hợp để bảo vệ môi trường biển. Nếu không kịp thời có những quy định quản lý về tác động môi trường của những hoạt động này, nguy cơ các điểm khai thác sẽ thành điểm nóng môi trường nay mai là rất có thể.

Từ 2006 đến nay, có hơn 20 văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM được ban hành. Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, có quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan - 1998, hướng dẫn quan trắc và phân tích môi trường biển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam (2011). Trong khi đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn đáy biển chưa có quy định pháp luật nào điều chỉnh.

Bích Liên – Laodong.com.vn


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website