Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11815885
Trực tuyến: 23

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3731
Gửi lúc 21:35' 09/12/2011
Sẽ cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ cấm sử dụng khoảng 20 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, ngày 6-12 Tổng cục Thủy sản đã trình lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT văn bản quy định cấm các loại thuốc bảo vệ thực vật nói trên trong nuôi trồng thủy sản, và nhiều khả năng các quy định sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký.

Hiện trên thị trường có khoảng 20 sản phẩm có chứa cypermethrin với tên gọi khác như Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan, Barricade, Ripcord, Ammo, Cypermethrine, Asymmethrin, Cymperator, Cypercopal, Hilcyperin, Neramethrin...

Theo ông Tuấn, chất có chứa cypermethrin lâu nay chỉ được dùng làm thuốc bảo vệ thực vật, nhưng có trường hợp người dân dùng những sản phẩm có cypermethrin vào nuôi trồng thủy sản để diệt giáp xác tại các ao nuôi thủy sản, nhất là trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cũng xác nhận, từ năm 2003, hoạt chất cypermethrin được người nuôi trồng thủy sản sử dụng để diệt giáp xác tại một số tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau vì hiệu quả cao nhưng giá thành lại rẻ; sau đó, chất này được sử dụng tại các địa phương khác ở ĐBSCL.

Hoạt lực của cypermethrin có thể tồn tại trong môi trường nước từ 42 đến 72 ngày nhưng các công ty bán thuốc thú y thủy sản thì cho rằng chỉ 12 đến 20 ngày sau khi xử lý ở ao nuôi là có thể thả nuôi tôm.

Trong công văn số 1660/QLCL-CL1 do bà Trần Bích Nga, Phó cục trưởng Nafiqad ký và gửi Tổng cục thủy sản chỉ ra rằng, cypermethrin có độc tính trung bình đối với người nếu thông qua hô hấp, còn qua đường tiêu hóa thì độc tính cao hơn.

Do tính chất độc hại của cypermethrin, nhà chức trách Mỹ không cho phép nhập khẩu và lưu hành sản phẩm thủy sản có cypermethrin; Nhật Bản cho phép ở mức 10 - 30 ppb (từ 10 - 30 phần tỉ), còn quy định của Liên minh châu Âu là 50 phần tỉ (ppb).

Theo Nafiqad hiện một số lô hàng thủy sản của Việt Nam đang bị cảnh báo có dư lượng hoạt chất Trifluralin và Enrofloxacin vượt mức cho phép nên yêu cầu Tổng cục Thủy sản phối hợp với Cục thú y để kiểm tra, kiểm soát hai chất này trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.

Theo kỹ sư Đỗ Xuân Mai thuộc Hiệp hội Thủy sản An Giang, do hoạt chất cypermethrin có giá thành không cao và cũng chưa có quy định cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nên người dân mới sử dụng rộng rãi. Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm có nguồn gốc sinh học có thể diệt giáp xác thay thế cho cypermethrin với hiệu quả cao nhưng không gây hại cho môi trường lẫn thủy sản nuôi. Theo ông Mai, về lâu dài, để ngành thủy sản phát triển bền vững thì cần phải cấm triệt để việc sử dụng những hoạt chất dùng làm thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản.

Ngọc Hùng

Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website