Nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Đề tài do các tác giả Phùng Võ Cẩm Hồng, Lâm Thị Thảo My (Trường ĐH Nông lâm TP. HCM) và Nguyễn Lê Kiều Thư (Chi cục Thú y TP. HCM) thực hiện khảo sát đánh giá hàm lượng kháng sinh thuộc họ tetracycline và amoxicilline trong thức ăn chăn nuôi trên địa bàn TP. HCM với 3 kháng sinh CTC, OTC và AMO.
Kết quả phân tích 3 kháng sinh trên 61 mẫu thức ăn cho thấy, giá trị LOD (giới hạn định lượng) của phương pháp AMO là nhỏ nhất (0,1ppm), tăng dần với OTC (0,2ppm) và CTC (0,3PPM). Hiệu suất thu hồi CTC, OTC, AMO lần lượt dao động trong các khoảng 53,13 – 101,89%; 88,69 – 100,34% và 65,94 – 129,6%.
Phân tích 61 mẫu thức ăn, với phân tích CTC, có 55,74% dương tính, trong đó 34,43% vượt ngưỡng cho phép từ 1,16 đến 10,76 lần. Tương tự với OTC, trong 52,46% dương tính có đến 24,49% vượt ngưỡng cho phép từ 1,17 đến 17,21 lần. Theo phương pháp phân tích AMO, có 24,59% dương tính và tất cả đều vượt khuyến cáo của EU, vượt từ 16,4 đến 368,33 lần so với giới hạn tối đa quy định.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cần tăng cường giáo dục, phổ biến để nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức; tăng cường kiểm tra giám sát cơ sở chăn nuôi; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm; bổ sung một số tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép một số kháng sinh khác.
Kết quả phân tích 3 kháng sinh trên 61 mẫu thức ăn cho thấy, giá trị LOD (giới hạn định lượng) của phương pháp AMO là nhỏ nhất (0,1ppm), tăng dần với OTC (0,2ppm) và CTC (0,3PPM). Hiệu suất thu hồi CTC, OTC, AMO lần lượt dao động trong các khoảng 53,13 – 101,89%; 88,69 – 100,34% và 65,94 – 129,6%.
Phân tích 61 mẫu thức ăn, với phân tích CTC, có 55,74% dương tính, trong đó 34,43% vượt ngưỡng cho phép từ 1,16 đến 10,76 lần. Tương tự với OTC, trong 52,46% dương tính có đến 24,49% vượt ngưỡng cho phép từ 1,17 đến 17,21 lần. Theo phương pháp phân tích AMO, có 24,59% dương tính và tất cả đều vượt khuyến cáo của EU, vượt từ 16,4 đến 368,33 lần so với giới hạn tối đa quy định.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cần tăng cường giáo dục, phổ biến để nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức; tăng cường kiểm tra giám sát cơ sở chăn nuôi; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm; bổ sung một số tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép một số kháng sinh khác.
LV - CESTI, theo TC KHKT Nông lâm nghiệp