Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4 với nội dung về triển lãm quốc tế về bảo vệ môi trường và các hội thảo chuyên đề về quản lý nhà nước và khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội ngày 29/9/2015
Triển lãm quốc tế về môi trường nhằm khuyến kích đông đảo các tổ chức, cá nhân vào thăm quan, được tổ chức trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị quốc gia với khoảng 60 gian hàng của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong lĩnh vực môi trường hoặc liên quan tới môi trường.
Đây là hoạt động thiết thực nhằm biểu dương kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội. Triển lãm cũng tạo cơ hội giao lưu giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời giới thiệu các đề án, giải pháp công nghệ, sản phẩm tiêu biểu phản ánh sinh động những thành tựu trong công tác bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời gian qua.
Hội thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có năm hội thảo chuyên đề. Trong phiên sáng nay, các đại biểu đã thảo luận về chủ đề Môi trường Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết. Phiên buổi chiều có chủ đề Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hội thảo do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng chủ trì.
Hội thảo Khoa học - Công nghệ trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường được tổ chức thành ba hội thảo chuyên đề bao gồm: Khoa học và công nghệ trong công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; Ứng dụng tiến bộ khoa học và phát triển công nghệ trong cải tạo, phục hồi và xử lý ô nhiễm môi trường. Hội thảo sẽ do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng chủ trì.
Dự kiến, tối nay, sẽ diễn ra lễ Tuyên dương điển hình tiên tiến về Bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015.Sáng 30-9, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chính thức khai mạc Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4 với sự tham dự của trên 1.000 đại biểu. Dự kiến tại Phiên toàn thể, các đại biểu tham dự Hội nghị sẽ được nghe phát biểu chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối với công tác bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU CỦA LIÊN HỢP QUỐC TẠI TRIỂN LÃM QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG 29-30/9/2015
TT |
Tên tài liệu |
Nội dung |
Link tài liệu |
1 |
Báo
Cáo Đặc Biệt Của Việt Nam Về Quản Lý Rủi Ro Thiên Tai Và Hiện Tượng Cực Đoan
Nhằm Thúc Đẩy Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu |
Báo
cáo đã phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan, tác động của chúng đến
môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam; sự
biến đổi của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong tương lai do biến đổi khí
hậu; sự tương tác giữa các yếu tố khí hậu, môi trường và con người nhằm mục
tiêu thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai và
các hiện tượng cực đoan ở Việt Nam. |
|
2 |
Biến
Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam: Nỗ Lực Và Kỳ Vọng |
Tài liệu
trình bày những nội dung mới nhất về nỗ lực, ưu tiên và kỳ vọng của Việt Nam
đối với đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu. Nội dung được viết dựa trên các
chính sách, chiến lược và nghiên cứu quan trọng liên quan tới biến đổi khí hậu
của Việt Nam. |
|
3 |
Di
Cư, Tái Định Cư Và Biến Đổi Khí Hậu Tại Việt Nam |
Báo cáo
tham luận chính sách này nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, di cư,
tái định cư tại Việt Nam và các chính sách liên quan. Mục tiêu của báo cáo là
tổng hợp những bài học kinh nghiệm quan trọng về di cư và tái định cư liên
quan đến thời tiết cực đoan và đưa ra khuyến nghị về định hướng chính sách và
các hành động chủ yếu nhằm tăng cường khả năng chống chịu ở các vùng di cư và
tái định cư trong các năm và thập kỷ tới. |
|
4 |
Tài
Trợ Vốn Cho Việt Nam Trong Việc Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu: Đầu Tư Thông
Minh Cho Một Tương Lai Bền Vững |
Báo cáo góp
phần vào việc tăng cường giai đoạn đầu triển khai các chính sách về biến đổi
khí hậu chính và tăng trưởng xanh của Việt Nam. Việc này góp phần đưa ứng phó
với biến đổi khí hậu vào trong việc xây dựng kế hoạch phát triển Kinh Tế-Xã Hội
5 năm 2016-2020, và dự toán ngân sách Nhà Nước của Chính Phủ. |
Tài liệu Tiếng Anh |
5 |
Báo
Cáo Tóm Tắt Về Biến Đổi Khí Hậu Ở Hội An - Đánh Giá Tính Dễ Tổn Thương Liên
Quan Đến Biến Đổi Khí Hậu |
Báo cáo hoạt
động này trình bày các kết quả đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng
của Hội An, Việt Nam. Nó nhằm mục đích cung cấp cho các nhà hoạch định ở cấp
Quốc gia và địa phương và các nhà lãnh đạo cộng đồng các thông tin có liên
quan đến việc xác định các ưu tiên và kế hoạch thích ứng, với quan điểm sẽ kết hợp vào các
chương trình và ngân sách thường niên. |
|
6 |
Bình
Đẳng Và Hiệu Quả - Lồng Ghép Giới Vào Giảm Nhẹ Rủi Ro Thiên Tai Và Thích Ứng
Biến Đổi Khí Hậu: Tài Liệu Hướng Dẫn Thực Hành |
Tài liệu hướng
dẫn này cung cấp một đề mục có thể tiếp cận và có chức năng thúc đẩy bình đẳng
giới trong việc lập chương trình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến
đổi khí hậu. Chúng tôi khuyến khích các đồng nghiệp áp dụng hướng dẫn này vào
các công việc hàng ngày: đặt câu hỏi liệu các hoạt động có đang hỗ trợ bình đẳng
giới không, và để xác định các bước đơn giản và thiết thực đảm bảo kết quả có
lợi cho cả đôi bên: bình đẳng giới, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi
ro thiên tai. |
|
7 |
Hướng
Dẫn Kỹ Thuật Cho Việc Lồng Ghép Biến Đổi Khí Hậu Vào Các Kế Hoạch Phát Triển |
Tài liệu
cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách từ trung ương đến địa phương các
thông tin chung về việc lồng ghép chính sách khí hậu, các hoạt động thực hiện
trước khi lồng ghép, quá trình lồng ghép cũng như các công cụ có thể được sử
dụng để hỗ trợ quá trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào trong các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội. |
Tài liệu Tiếng Anh |
8 |
Tài
Liệu Kỹ Thuật - Quản Lý Rủi Ro Thiên Tai Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu |
Tài liệu
đào tạo được phát triển để hỗ trợ các quan chức Chính Phủ ở cấp quốc gia và địa
phương trong việc nâng cao sự hiểu biết của họ về những vấn đề quan trọng và
góp phần vào khả năng phục hồi, an ninh và phát triển bền vững lâu dài của cộng
đồng. |
|
9 |
Bản
Tóm Lược Gợi Ý Định Hướng Chính Sách Bình Đẳng Giới Trong Công Tác Giảm Nhẹ Rủi
Ro Thảm Hoạ Và Tăng Trưởng Khả Năng Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu |
Bản tóm lược
gợi ý Định hướng chính sách này sẽ chỉ ra rằng biến đổi khí hậu và các tác động
của nó không trung lập về giới và các chính sách và hành động liên quan đến
nó cũng không trung lập về giới như vậy. Bản tóm lược gợi ý Định hướng chính
sách cũng chỉ ra rằng không nên coi phụ nữ là “nạn nhân”. Họ cũng là những
tác nhân quan trọng trong công tác TƯBĐKH/GNRRTH và các nhu cầu cũng như hiểu
biết của họ cần được sử dụng nhằm cung cấp thông tin cho quá trình thiết kế,
thực hiện và giám sát các chính chính về biến đổi khí hậu và GNRRTH. |
|
10 |
Phụ
Nữ Trong Giảm Nhẹ Rủi Ro Thiên Tai Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Tại Việt
Nam |
UN Women Việt
Nam đã cung cấp kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam
để triển khai dự án "Tăng cường năng lực của phụ nữ trong giảm nhẹ rủi
ro thiên tai để ứng phó với biến đổi khí hậu". Dự án bắt đầu tại hai tỉnh
Phú Yên và Bình Định trong 2 năm (2010-2011) và sau đó được nhân rộng các hoạt
động dự án tại 5 tỉnh khác như Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Cà Mau
và Đồng Tháp trong 5 năm (2012-2016). |
|
11 |
Hãy
Ghi Nhận Sức Mạnh Của Phụ Nữ Và Trẻ Em Gái Trong Giảm Nhẹ Rủi Ro! |
Cuốn sách
này nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới và trao quyền
cho phụ nữ. Cuốn sách sẽ kể những câu chuyện hậu trường sau những vấn đề to lớn
và chỉ ra một lực lượng hữu hình đằng sau những thay đổi lâu dài. |
|
12 |
Các
Chính Sách Tài Khóa Về Nhiên Liệu Hóa Thạch Và Phát Thải Khí Nhà Kính Ở Việt
Nam |
Việt Nam
đang áp dụng trần giá đối với điện và nhiên liệu hoá thạch, với mức trợ giá
gián tiếp rất lớn của chính phủ đối với năng lượng. Những chính sách này là
không bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho người khá giả hơn là cho người
nghèo, cũng như đi ngược lại sự tăng trưởng và hiện đại hóa trong tương lai,
trong khi đó lại góp phần vào BĐKH. Cải cách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu
hóa thạch có thể có các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường như đã được
chứng minh ở nhiều nước khác. |
|
13 |
Bài
Học Kinh Nghiệm Từ Chương Trình UN-REDD Tại Việt Nam, Giai Đoạn 1 |
Mục tiêu của
nghiên cứu này là để thu thập và phân tích các bài học nội bộ và từ bên ngoài
trong hai năm đầu thực hiện chương trình, và cung cấp các khuyến nghị cho việc
thiết kế giai đoạn 2 tại Việt Nam,
cũng như trong chương trình UN-REDD khác và các chương trình REDD + quốc gia
trên toàn thế giới. |
|
14 |
Đánh
Giá Hiệu Quả Của Các Hoạt Động Đào Tạo Và Nâng Cao Nhận Thức Của Chương Trình
UN-REDD Tại Việt Nam (2009-2011) |
"Mục
tiêu của việc đánh giá là xem xét hiệu quả của Hoạt Động Đào Tạo Và Nâng Cao
Nhận Thức nhằm hướng dẫn Chương trình Quốc gia UN-REDD của Việt Nam trong việc
thực hiện giai đoạn 2, và thông báo cho các quốc gia khác đã sẵn sàng cho
REDD +. Nghiên cứu nhấn mạnh những thành tựu quan trọng, các mối quan ngại và
khuyến nghị bao gồm cả tiến bộ quan trọng
đạt được trong việc nâng cao nhận thức chung và quá trình thực hiện
nguyên tắc "Tự nguyện, Trước và được Thông tin đầy đủ", đã được
hoàn thành thành công tại Việt Nam trong năm 2010. |
|
15 |
Sử
Dụng Hiệu Quả Năng Lượng Và Tài Nguyên Trong Ngành Thép Việt Nam |
Báo cáo này
tóm tắt kết quả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong
lò điện hồ quang (EAF) của ngành thép Việt Nam, do UNIDO khởi xướng với sự hỗ
trợ của Hiệp hội Thép Việt Nam. Các thông số đầu vào, đầu ra của khâu nấu luyện,
đúc và cán được thu thập một cách có hệ thống để tính toán năng lượng sử dụng
trong sản xuất và phân tích các yếu tố như công nghệ, năng suất, sự ổn định
quá trình, hiệu quả tài nguyên và chất lượng thép phế. |
|
16 |
Dự
Án "Dỡ Bỏ Rào Cản Để Áp Dụng Có Hiệu Quả Các Tiêu Chuẩn Hiệu Suất Năng
Lượng Và Dán Nhãn Năng Lượng (BRESL)" - Kết Quả Nổi Bật Của Dự Án Và Bài
Học Kinh Nghiệm |
Dự án Dỡ bỏ
rào cản để áp dụng có hiệu quả các Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và Dán
nhãn năng lượng (BRESL) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua
thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Dự án đã vượt mục
tiêu giảm hơn 0,6 triệu tấn CO2 trong tổng lượng khí thải nhà kính thoát ra từ
các các nhà máy nhiệt điện và từ việc sử dụng các thiết bị/đồ gia dụng trong
lĩnh vực sinh hoạt, hoạt động thương mại và công nghiệp của Việt Nam. |
|
17 |
Hướng
Tới Tăng Trưởng Xanh Từ Phát Triển Công Nghiệp Xanh Tại Việt Nam |
Báo cáo này
chia sẻ một số kết quả và bài học kinh nghiệm chủ yếu từ dự án hợp tác của UNIDO
với Chính phủ Việt Nam về việc xây dựng một khung chính sách tổng thể cho
Công nghiệp Xanh và đánh giá cơ hội và thách thức đối với một số ngành được
chọn. |
|
18 |
Tăng
Trưởng Xanh Và Chính Sách Tài Khóa Về Nhiên Liệu Hóa Thạch Ở Việt Nam – Các
Kiến Nghị Về Lộ Trình Cải Cách Chính Sách |
Báo cáo nhấn
mạnh rằng những nỗ lực cải cách gần đây cần được thúc đẩy đáng kể để đáp ứng
các mục tiêu tham vọng của Chiến lược Tăng trưởng xanh và để Việt Nam tiến tới
một quỹ đạo tăng trưởng bền vững và bao trùm hơn. Cải cách chính sách tài
khóa nhiên liệu hóa thạch đòi hỏi phải cải cách ngành năng lượng tổng thể, cải
cách giá và một chiến lược truyền thông và tham vấn để kêu gọi sự ủng hộ trên
diện rộng đối với cải cách. |
|
19 |
Chiến
Lược Phát Triển Tăng Trưởng Xanh (CLPT-TTX) Của Thành Phố Đà Nẵng |
CLPT-TTX nhằm
tăng cường quản lý đô thị trong khuôn khổ thành phố và thể chế để quản lý cơ
sở hạ tầng, các ngành dịch vụ, và tài nguyên thiên nhiên. CLPT-TTX chủ yếu nhằm
vào việc xác định các cơ hội và các thiếu sót trong việc lồng ghép tăng trưởng
xanh, với tiêu chí tăng trưởng xanh phù hợp với các chương trình trọng điểm của
Kế Hoạch Phát Triền Kinh Tế - Xã Hội và kế hoạch phát triển thành phố sinh
thái. |
|
20 |
Đánh
Giá Tác Động Của Dự Án Dioxin Đến Môi Trường Và Con Người |
Báo cáo
đánh giá các hoạt động chính của dự án trong bốn năm và các tác động và lợi
ích của dự án đối với môi trường và người dân địa phương xung quanh ba điểm
nóng dioxin chính ở Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát. |
|
21 |
Báo
Cáo Đánh Giá Hợp Phần Truyền Thông - Dự Án Xử Lý Ô Nhiễm Môi Trường Tại Các
Điểm Nóng Ô Nhiễm Nặng Dioxin Ở Việt Nam |
Hợp phần
truyền thông của dự án nhằm mục đích phổ biến kiến thức về dioxin và các biện
pháp phòng chống phơi nhiễm dioxin cho cư dân trong cộng đồng địa phương và
được tiến hành song song với các hoạt động khắc phục hậu quả dioxin khác. |
|
22 |
Báo
Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin Trong Môi Trường Ở Việt Nam |
Báo cáo này
cũng giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý môi trường và những người có liên
quan đến các hoạt động phòng chống tác hại của dioxin một bức tranh chung về
dioxin và ô nhiễm dioxin ở Việt Nam. Từ đó, chúng ta hình dung được những gì
cần phải làm trong thời gian tới.. |
|
23 |
Báo
Cáo Tổng Thể Về Tình Hình Ô Nhiễm Dioxin Tại Ba Điểm Nóng: Sân Bay Biên Hòa,
Đà Nẵng Và Phù Cát |
Báo cáo tổng
thể này bao gồm các báo cáo có giá trị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Văn phòng
Ban Chỉ đạo 33, Ủy ban 10-80, Công ty Hatfield, Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) và một số cơ quan liên quan khác. Cho đến nay, một số nghiên cứu
bổ sung và hoạt động khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng đã
và đang được tiến hành như báo cáo về thực trạng ô nhiễm tại 7 sân bay do Bộ
Quốc phòng Việt Nam thực hiện; đánh giá bổ sung ô nhiễm dioxin tại sân bay
Biên Hòa và Phù Cát do Dự án Dioxin (GEF/UNDP tài trợ); đánh giá ô nhiễm vùng
phụ cận sân bay Biên Hòa do Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai thực hiện và
một số kết quả quan trắc tại các khu vực được xử lý. |
|
24 |
Sổ
Tay Truyền Thông Về Dioxin Và Dự Phòng Phơi Nhiễm Dioxin |
Sổ tay được
biên soạn với mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho tuyên
truyền viên về dioxin. Thông qua các hoạt động truyền thông do tuyên truyền
viên thực hiện, hy vọng cộng đồng người dân sống gần sân bay Biên Hòa sẽ có
những kiến thức cơ bản về dioxin và qua đó biết cách phòng tránh phơi nhiễm
dioxin. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác khắc phục
hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam. |
|
25 |
50
Câu Hỏi Đáp Về Chất Da Cam/ Dioxin |
Cuốn sổ tay
50 câu hỏi và đáp về dioxin sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ những nội dung cơ bản về
chất da cam/dioxin và qua đó sẽ góp phần tích cực trong phòng chống nhiễm độc
dioxin và khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam. |
|
26 |
Báo
Cáo Tóm Tắt Về Việc Xử Lý Và Tiêu Hủy Đất Ô Nhiễm Do Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật
POP Ở Nghệ An Và Hà Tĩnh |
Trong báo
cáo tóm tắt này về việc xử lý và tiêu hủy Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật POP, các
hoạt đông liên quan đến việc tiêu hủy 700-880 tấn Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật
POP được đánh giá. Đây một phần của giai đoạn 4 của việc quản lý bền vững các
vùng bị ô nhiễm. |
|
27 |
Hướng
Dẫn Kỹ Thuật Quản Lý Môi Trường Tại Các Khu Vực Bị Ô Nhiễm Do Hóa Chất Bảo Vệ
Thực Vật Tồn Lưu (Bộ 3 Quyển) |
Bộ hướng dẫn
này được xây dựng dựa trên những tài liệu hướng dẫn và kiến thức của các
chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản lý, xử lý ô nhiễm do hóa chất BVTV và
đồng thời cũng đã được bổ sung, chỉnh sửa và biên tập lại dựa trên những văn
bản quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan và kinh nghiệm thực tiễn của
nhiều nhà chuyên môn trong quá trình quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường. Bộ hướng
dẫn được xây dựng dành cho những cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực
quản lý, điều tra, quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV và
những người đã nắm vững những kiến thức cơ bản về môi trường. |
|
28 |
Quản
Lý Hóa Chất Và Chất Thải Cho Phát Triển Bền Vững - Kết Quả Từ Hoạt Động Của
Undp Để Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Và Môi Trường Khỏi POPs |
Tài liệu
ghi lại kết quả và bài học thực tiễn tốt nhất của chúng tôi trong việc hỗ trợ
để giảm và loại bỏ POPs ở các nước Trung Quốc, Georgia, Honduras, Jordan,
Kazakhstan, Mauritius, Nigeria, và Việt Nam cũng như một dự án khu vực ở
Guinea, Liberia và Sierra Leone. |
|
29 |
Tuyển
Tập Báo Cáo Hội Thảo "Chia Sẻ Và Học Hỏi Kinh Nghiệm Đánh Giá Ô Nhiễm
Dioxin/POPs Và Các Công Nghệ Xử Lý Tại Việt Nam" |
Tuyển tập
bao gồm các bài báo đã được trình bày tại hội thảo kỹ thuật quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng
nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đánh giá và xử lý ô nhiễm
POPs/dioxin. Phần đầu tiên giới thiệu về các phương pháp đánh giá dioxin và
các chất ô nhiễm khác. Phần thứ hai cập nhật tình hình phát triển công nghệ xử
lý đối với các chất POPs/dioxin. Và phần thứ ba cung cấp sự so sánh trên
phương diện quốc tế về khung pháp lý đối với công tác kiểm soát và quan trắc
dioxin. |
|
30 |
Tổng
Quan Các Quy Định Về Quản Lý, Sử Dụng Đất Liên Quan Đến Bảo Tồn Đa Dạng Sinh
Học, Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Và Kết Quả Đạt Được |
Việc rà
soát, đánh giá tổng quan các quy định về sử dụng đất liên quan đến bảo tồn đa
dạng sinh học và rút ra những hạn chế, rào cản đối với vấn đề bảo tồn, qua đó
đề xuất giải pháp về một số quy định trong sử dụng đất liên quan đến bảo tồn đa
dạng sinh học là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc kiến nghị
điều chỉnh, bổ sung các quy định về sử dụng đất dành cho bảo tồn đa dạng sinh
học trong một số văn bản pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác bảo tồn đa dạng sinh học. |
|
31 |
Phương
Pháp Luận Và Hướng Dẫn Lồng Ghép Nội Dung Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Vào Quy Hoạch
Sử Dụng Đất Cấp Tỉnh |
Để quản lý,
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, cần thiết phải bố trí, xác định quỹ đất
đai sử dụng cho các mục đích này, vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất hiện nay
đã đề cập đến chỉ tiêu đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tuy
nhiên, để đảm bảo tính toàn diện cần có hướng dẫn cách thức lồng ghép đầy đủ
các nội dung về đa dạng sinh học trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất.
Tài liệu này được biên soạn là nhằm đáp ứng cho mục tiêu nêu trên. |
|
32 |
Giới
Thiệu Về Chương Trình Nghị Sự Phát Triển Bền Vững Đến Năm 2030 |
Các mục
tiêu phát triển bền vững mới được thiết lập nhằm mục đích chấm dứt đói nghèo
vào năm 2030. Lãnh đạo thế giới, ghi nhận sự kết nối đã giữa con người và
hành tinh, đã đặtra các mục tiêu liên quan đến tài nguyên đất, đại dương và
thủy lợi. Thế giới cũng được kết nối bền chặt hơn so với năm 2000, và đang
cùng nhau xây dựng một sự đồng thuận về tương lai cho con người. |
|
33 |
Báo
Cáo Quốc Gia: 15 Năm Đạt Được Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ Của Việt
Nam |
Báo cáo này
tổng kết tiến trình và kết quả thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của
Việt Nam trong suốt chặng đường 2001 – 2015. Báo cáo này tổng kết toàn bộ quá
trình thông qua việc đem đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn đối với thành
tựu và thử thách mà Việt Nam phải đối mặt trong chặng đường qua đồng thời đưa
ra những viễn cảnh phát triển quốc gia sau 2015. |
|
34 |
Thực
Hiện Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam: Báo Cáo Quốc Gia Tại Hội Nghị Cấp Cao Của
Liên Hợp Quốc Và Phát Triển Bền Vững (RIO+20) |
Sau 20 năm
thực hiện, Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn,
thách thức và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế,
xã hội và môi trường. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế
tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải
thiện. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện. |
|
35 |
Báo
Cáo Tại Hội Nghị Cấp Cao Của Liên Hợp Quốc Về Phát Triển Bền Vững (RIO+20) |
Mục đích của
Báo cáo này là tổng hợp và đánh giá một số điển hình Phát Triển Bền Vững được
thực hiện ở Việt Nam thời gian qua, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm
và khuyến nghị để tiếp tục thực hiện các mô hình, sáng kiến điển hình, góp phần
thúc đẩy tiến trình PTBV ở Việt Nam. |
|
36 |
Xây
Trụ Cột Cho Tương Lai Xanh |
Cuốn đặc
san này phản ánh quan điểm của nhiều bên tham gia, trong đó có Quốc hội,
chính phủ, các doanh nghiệp, chuyên gia và cộng đồng dân cư về các khía cạnh
cần được thảo luận và xem xét thấu đáo trong quá trình sửa đổi và thông qua
Luật Bảo vệ môi trường. |
|
37 |
Giới
Thiệu Về Chương Trình Nghị Sự Phát Triển Bền Vững Đến Năm 2030 |
Các mục
tiêu phát triển bền vững mới được thiết lập nhằm mục đích chấm dứt đói nghèo
vào năm 2030. Lãnh đạo thế giới, ghi nhận sự kết nối đã giữa con người và
hành tinh, đã đặtra các mục tiêu liên quan đến tài nguyên đất, đại dương và
thủy lợi. Thế giới cũng được kết nối bền chặt hơn so với năm 2000, và đang
cùng nhau xây dựng một sự đồng thuận về tương lai cho con người. |