Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11712323
Trực tuyến: 27

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3262
Gửi lúc 16:09' 28/10/2015
Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ xử lý môi trường

Sáng ngày 29/9/2015, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, Hội thảo Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức được khai mạc nhằm đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015.

KhaimacHoithaoKHCN3

TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chủ trì Hội thảo. Tham dự và chủ trì các Hội thảo chuyên đề có GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, TS. Hoàng Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, TS. Nguyễn Khắc Kinh, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam, Ths. Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, PGS. TS. Nguyễn Hoài Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường, ThS. Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường. Hội thảo đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý đến từ các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cùng với sự tham dự đông đủ các phóng viên, nhà báo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững” là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, đã được thể hiện tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh đó, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường đóng một vai trò quan trọng, then chốt và phải được quan tâm triển khai một cách tích cực, hiệu quả nhằm đáp ứng và phục vụ thiết thực yêu cầu của thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” cũng là một trong 05 giải pháp cơ bản trongchủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được thể hiện tại Nghị quyết số 24-NQ/TW.

Trong những năm qua, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả nhất định. Trên cơ sở đó kết hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay, Ban Tổ chức đã lựa chọn 03 chủ đề trọng tâm để trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, đó là: Khoa học và công nghệ phục vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; Ứng dụng tiến bộ khoa học và phát triển công nghệ trongcải tạo, phục hồi và xử lý ô nhiễm môi trường.

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ giới thiệu báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…) tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học; tiếp cận làm chủ được công nghệ tiên tiến, tạo ra được sản phẩm, công nghệ xử lỷ môi trường phù hợp với điều kiện trong nước để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực trọng điểm có ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần chú trọng vào khoa học và công nghệ môi trường phục vụ hoạch định chính sách bảo vệ môi trường, quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ; áp dụng và phát triển công nghệ môi trường thích hợp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực trọng điểm: Công nghệ xử lý nước thải  đô thị, công nghiệp đã và đang áp dụng ở Việt Nam; công nghệ xử lý chất thải rắn; đánh giá chung và định hướng phát triển công nghệ.


Một số kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ được đưa ra trong Hội thảo như: Đề tài KC08.33/11-15: “Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”; Đề tài KC08.15/11-15: “Nghiên cứu xử lý hiệu quả hơi thủy ngân tại các lò đốt rác, cơ sở xử lý, tái chế các loại bóng đèn huỳnh quang, đèn cao áp có chứa thủy ngân bằng các vật liệu biến tính có dung lương hấp phụ cao”; Dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và triển khai ứng dụng chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt để xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại các nhà máy xử lý rác thải” mã số: DAĐL-2012/12.


Về định hướng hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường giai đoạn tới, hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường được xác định là một trong 05 nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển KH&CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012). Cụ thể là: Phát triển công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải với tính năng, giá thành phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Phát triển công nghệ tái chế chất thải.

BT (tổng hợp)/tinmoitruong - Ảnh: VEA


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website