Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11811263
Trực tuyến: 24

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4383
Gửi lúc 10:58' 31/10/2012
Hóa chất bảo quản nông sản: Cơ quan chuyên môn vẫn bị động

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng các sản phẩm. Nhưng đời sống nông dân Việt Nam vẫn khó khăn luôn sống trong nghịch cảnh, được mùa mất giá, được giá mất mùa. Có thực tế trên là do khâu bảo quản nông sản của Việt Nam chưa được chú trọng. Tổn thất sau thu hoạch lớn. Đối với lúa gạo, tỷ lệ tổn thất dao động từ 15-20%, với hải sản từ 20-30%, đó còn chưa kể chất lượng nông sản cũng giảm trong quá trình phơi sấy…

Lạc hậu về khâu chế biến, bảo quản là một lẽ, ngay cả cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cũng luôn phải chạy sau sự việc. Đơn cử như, các phương tiện thông tin đại chúng rầm rộ đưa tin về việc nông dân sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng để phun cho rau, dùng một hóa chất gọi là thúc chín  tố để “ép” quả chín đều, đẹp và gần đây nhất là sử dụng lưu huỳnh để phơi sấy măng. Chỉ đến lúc này, cơ quan chuyên môn mới vào cuộc, truy tìm, phân tích. Tuy nhiên, nhiều trong số các hóa chất mà nông dân sử dụng trong sản xuất, sơ chế nông sản không hề có hại cho người tiêu dùng, nhưng lại giúp nông sản mẫu mã đẹp hơn, chất lượng hơn. 

Đối với một số hoạt chất điều hòa sinh trưởng, thúc chín tố hoa quả mà nông dân đang sử dụng ông Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật  khẳng định, không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Trong khi đó, các loại hoạt chất này còn giúp nông  sản có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt hơn. “Trên thế giới hiện đã sử dụng phổ biến các loại hóa chất để bảo quản nông sản. Việt Nam đến nay không có bất kỳ loại thuốc nào xử lý sau thu hoạch để bảo quản rau quả. Vì vậy, yếu điểm của chúng ta là nông sản không bảo quản được lâu. Hơn nữa, Việt Nam cứ nghe sử dụng hóa chất là cho rằng không tốt”, ông Hồng nói. Như Trung Quốc, nông dân thường sử dụng hóa chất để bảo quản táo, lựu, cam quýt, kéo dài thời gian bảo quản lên tới 3-6 tháng. 

Cũng theo ông Hồng, một số loại hóa chất bảo quản nông sản không gây hại cho người tiêu dùng, nhưng bản thân Cục Bảo vệ thực vật là đơn vị chuyên môn mà chưa có quy trình cũng như hướng dẫn cụ thể cho người sản xuất. Vậy trách chi người tiêu dùng không e ngại. Vấn đề này, cũng đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, Cục Bảo vệ thực vật nói một số hóa chất sử dụng bảo quản nông sản không gây ảnh hưởng, thậm chí có tác dụng tốt cho rau quả, nhưng lại không có tài liệu, nghiên cứu chính thức chứng minh, mà toàn tài liệu dịch từ nước ngoài. Thậm chí, quy trình hướng dẫn, quy định giới hạn trong sử dụng cũng chưa có. Bởi vậy, trong thời gian tới, cần quan tâm hơn đến lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch, nâng chất lượng nông sản Việt Nam, không thể căn cứ vào tài liệu nước ngoài, rồi áp dụng máy móc vào trong nước.

Tuyết Nhung

Báo  An ninh thủ đô


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website