Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11816995
Trực tuyến: 26

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4319
Gửi lúc 10:36' 31/08/2012
Điện Biên: Hoạt động khoáng sản bộc lộ nhiều nguy cơ rủi ro về ô nhiễm và sự cố môi trường

Tại các điểm mỏ được cấp phép xây dựng hiện đang hoạt động nhìn chung công nghệ khai thác, chế biến còn lạc hậu, thủ công, mới chỉ có một số mỏ đầu tư dây chuyền chế biến với quy mô, công suất lớn. Vì vậy hoạt động khai thác còn thiếu định hướng dài hạn, hiệu quả thấp, gây lãng phí tài nguyên, ít nhiều tác động đến cảnh quan, môi trường,

Tính đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh còn 65 giấy phép của 48 tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản còn hiệu lực, trong đó giấy phép khai thác vật liệu xây dựng chiếm tới gần 80%, còn lại là giấy phép khai thác kim loại, nhiên liệu. Tập trung ở các huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Chà…

Mới đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT tỉnh Điện Biên đã thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường trong khai thác khoáng sản”. Từ kết quả phân tích 8 mẫu nước thải so sánh với quy chuẩn Việt Nam 24:2009/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cho thấy có 6 mẫu chỉ tiêu tổng chất rắn hòa tan vượt quá quy chuẩn cho phép. Riêng nước thải tại mỏ than Na Sang của Công ty THNH Ngọc Cương vượt gấp 6 lần; 3 mẫu có chỉ tiêu tổng Fe vượt cao (như cơ sở khai thác sỏi của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Vương vượt 8 lần, của Công ty TNHH Ngọc Cương gấp 2,4 lần). Hoạt động khai thác của các điểm mỏ cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn nước. 14/16 mẫu nước mặt tại các sông, suối gần các khu mỏ khai thác và khu chế biến khoáng sản có lượng chất rắn hòa tan vượt quy chuẩn. Cao nhất là mẫu lấy ở suối nhỏ gần mỏ than Thanh An (huyện Điện Biên) và các suối Sính Phính (huyện Tủa Chùa), Nậm Mu (huyện Tuần Giáo). Ảnh hưởng nặng nề từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đến môi trường để lại hậu quả lâu dài là các chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là quặng đuôi của các cơ sở chế biến chì, kẽm, vàng, antimon chứa hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng, dầu thải và giẻ lau dính dầu trong quá trình sửa chữa máy móc. Đặc biệt, như Công ty TNHH Tài nguyên và Khoáng sản Điện Biên, chỉ tiêu Pb tại điểm mỏ khai thác của đơn vị cao gấp 10 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

Thực tế việc khai thác khoáng sản làm vĩnh viễn mất đi nguồn tài nguyên không tái tạo lại, gây suy thoái, cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, nguồn nước, đất đai tại các điểm khai thác. Sau quá trình khai thác môi trường khó có thể hoàn nguyên lại hoặc đòi hỏi công nghệ, chi phí đầu tư quá lớn. Do công nghệ khai thác lạc hậu, bất cập trong công tác quản lý và lợi ích kinh tế chưa thực sự ràng buộc, gắn chặt chẽ với các quy định bảo vệ môi trường nên hầu hết các điểm mỏ đang khai thác trên địa bàn tỉnh chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó do công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm chưa thực hiện thường xuyên, chưa kịp thời trong xử phạt hoặc mức xử phạt quá thấp nên chưa đủ sức răn đe. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản quá sơ sài. Do vậy, không đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

Để hoạt động khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền với ban hành các chính sách mới nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp lớn vào khai thác, chế biến với công nghệ hiện đại, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cả định kỳ và đột xuất các cơ sở hoạt động, xử phạt nghiêm minh các cơ sở có hành vi sai phạm.

B.An - monre.gov.vn


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website