Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11817032
Trực tuyến: 27

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4512
Gửi lúc 22:51' 15/08/2012
Đánh giá môi trường nước nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Nam

Kết quả phân tích cho thấy, chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa tại các điểm quan trắc đều nằm trong ngưỡng cho phép và tương đối ổn định. Phân tích vi sinh cho thấy ở hầu hết các điểm nuôi tôm hùm có mật độ vi khuẩn Vibrio thấp, dao động từ 0,4.102-6,6.102 CFU/ml. Hàm lượng vi khuẩn hiếu khí cũng ổn định, ở mức thấp: 0,02.104-1,28.104 CFU/ml. Người nuôi tôm cần lưu ý: Quản lý lồng bè nuôi chặt chẽ hơn, thức ăn cho tôm phải tươi và rửa sạch, xác tôm chết, thức ăn thừa phải tiêu hủy hợp lý xa khu vực nuôi. Việc sử dụng các loại thuốc bổ và thuốc phòng trị bệnh tại các hộ nuôi tôm hùm cần phải tham khảo quy trình điều trị đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và của cơ quan quản lý chuyên ngành để phòng ngừa bệnh trên tôm đạt hiệu quả.

Hầu hết các khu vực đầm nuôi thuộc tỉnh Sóc Trăng, chất lượng nước tương đối ổn định, các chỉ số về pH, NH3, NO2, Fe, H2S, DO, BOD, vi khuẩn hiếu khí trong ngưỡng cho phép nuôi thủy sản, tổng mật độ vi khuẩn Vibrio thấp. Riêng chỉ tiêu PO4 cao, dao động từ 0,2-0,4mg/l vượt ngưỡng cho phép hơn 0,1 mg/l; PO4 cao có thể do quá trình thu hoạch tôm và một số ao đang cải tạo thải mùn bã hữu cơ ra môi trường làm cho PO4 cao.

Các vùng nuôi ở Trà Vinh, chỉ tiêu NH3, NO2, H2S, PO4, H2S, DO, BOD tương đối ổn định và nằm trong ngưỡng cho phép. Hàm lượng vi sinh Vibrio, vi khuẩn hiếu khí ở mức thấp. Riêng mẫu thu tại Cầu Ngang, không có chỉ số Vibrio ssp và chỉ tiêu NH3 cao. Chất lượng nước nguồn tại vùng nuôi hạ lưu sông Hậu tại thời điểm thu mẫu tương đối tốt.

Trung tâm Trung tâm Phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường khuyến cáo: Các hộ nuôi tôm nên thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường trong ao nuôi (độ mặn, kiềm, pH, NH3, PO4…) để có biện pháp xử lý kịp thời (như bón vôi, chế phẩm sinh học…). Độ kiềm và độ mặn nước nuôi vùng nội đồng quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ sống, tốc độ phát triển và tôm chậm cứng vỏ sau khi lột xác. Đặc biệt, từ tháng 7-8 hiện tượng tôm nuôi chết rải rác tại các hồ nuôi, nguyên nhân có thể do thiếu khoáng dinh dưỡng, các chủ hồ nuôi cần chú ý bổ sung khoáng, vitamin trước giai đoạn lột xác từ 1-2 ngày để hạn chế tôm chết ngay sau khi lột xác. Nuôi tôm thẻ chân trắng trong thời gian tới sẽ gặp các điều kiện bất lợi do mùa mưa có thể đến sớm sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường đặc biệt là độ mặn và nhiệt độ dẫn đến tôm bỏ ăn, mầm bệnh phát sinh và lây lan nên các hộ nuôi cần phải tăng cường phòng bệnh.


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website