Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11890813
Trực tuyến: 16

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3814
Gửi lúc 20:51' 16/08/2012
Làm sao để tối ưu hóa lợi nhuận từ chất thải

​Việt Nam đang phải đối mặt với vấn nạn về quản lý chất thải. Xử lý hiệu quả chất thải không những tự giải quyết được các vấn nạn về quản lý mà còn biến đổi chúng thành nguồn tài nguyên quý giá.

Có rất nhiều phương án lựa chọn khác nhau trong việc thải bỏ chất thải rắn, nhưng khó khăn nhất và nguy hiểm nhất vẫn là đào hố và chôn lấp. Mảnh đất nơi nuôi nấng và bảo vệ con người không thể trở thành một nơi chứa chất thải.

Mỗi năm tại Việt Nam, có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn 80% là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), do vậy công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh chất thải lớn thứ hai. Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam được coi là chất thải nguy hại, trong đó bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp và các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp.

Các phương thức tiêu hủy chất thải sinh hoạt đang được cải tiến nhưng vẫn còn là mối hiểm hoạ đối với sức khỏe và môi trường. Trong số 91 điểm tiêu hủy chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm là các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Ở nhiều vùng, việc áp dụng các phương pháp tự tiêu hủy chất thải như đốt, chôn, đổ ra các sông, kênh, rạch và các khu đất trống khá phổ biến. Các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật, các bãi rác lộ thiên gây ảnh hưởng môi trường dân cư quanh vùng, làm tăng tỷ lệ người bị mắc các bệnh về da, tiêu hóa và hô hấp.


Các nhà hoạch định môi trường cho rằng, để mang lại giá trị cho chất thải phải được thương mại hóa. Rõ ràng, chi phí lớn đầu tiên có thể xóa bỏ là chi phí khổng lồ cho việc thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác thải như hiện nay. Ước tính đến năm 2020, chi phí này dao động khoảng 30 USD (600.000 VNĐ) /hộ gia đình/năm. Nếu các đơn vị quản lý chất thải không còn phải thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác thải, có thể tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn.

Tái chế và tái sử dụng chất thải là một ngành công nghiệp năng động ở Việt Nam. Thị trường các chất thải tái chế tại Việt Nam có tiềm năng mở rộng. Khoảng hai phần ba tổng lượng chất thải sinh hoạt tương đương 2,1 triệu tấn/năm hiện đang xem là các chất thải có khả năng tái chế được như giấy, nhựa, kim loại và thuỷ tinh... Nếu tiến hành tái chế với lượng chất thải này thì sẽ có khả năng giảm một cách đáng kể chi phí tiêu hủy và tạo cơ hội giúp khu vực phi chính thức và rất nhiều người nghèo có thêm nguồn thu từ việc bán các vật liệu tái chế. Chỉ riêng ở TP. Hồ Chí Minh, ước tính doanh số thu được từ hoạt động tái chế mỗi năm có thể lên đến gần 135 tỷ đồng.

Ở Hà Nội thị trường này cho phép thực hiện tái chế với khoảng 22% lượng chất thải phát sinh. Trong lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng thực hiện tái chế được đối với 80% lượng chất thải của ngành. Những người thợ thủ công mỹ nghệ và công nhân làm việc trong các làng nghề đã rất thành công trong việc tái chế và tái sử dụng trên 90% chất thải rắn ngay tại cơ sở sản xuất. Một phép tính nhẩm cho thấy, mỗi năm, sẽ tiết kiệm được khoảng 54 tỷ đồng nếu như mỗi cơ sở công nghiệp thuộc 6 ngành công nghiệp chủ chốt (dệt; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; các sản phẩm điện và điện tử dân dụng; máy móc, thiết bị, dụng cụ thí nghiệp…) tiến hành tái chế được khoảng 50% tổng lượng chất thải có khả năng tái chế được của cơ sở của mình và tiết kiệm được 200 tỷ đồng nếu như giảm thiểu được 10% lượng phát sinh chất thải sinh hoạt.

Mặt khác, thành phần chất thải ở Việt rất có tiềm năng đối với việc chế biến phân compost. Tỷ lệ chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt cao là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải thành phân compost mà nhờ đó có thể giảm thiểu được chi phí tiêu hủy và sản xuất được các loại phân bón phù hợp với các điều kiện thị trường như để sử dụng trong nông nghiệp và cho các đối tượng cộng đồng khác. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả vấn đề chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến còn kém và các hoạt động tiếp thị chưa được thực hiện tốt, thiếu tính chuyên nghiệp.

MM, Theo TNMT

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website