Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11890522
Trực tuyến: 19

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4056
Gửi lúc 00:09' 11/01/2012
Virus hủy diệt mới

Virus cúm gia cầm có thể biến đổi thành một dạng có thể lan truyền dễ dàng qua không khí

Một thời gian dài, các nhà khoa học đã lo lắng rằng loại virus bệnh cúm tàn phá đàn gia súc và các loài chim hoang dã ở châu Á có thể tiến hóa gây nguy hiểm cho con người. Nay, các nhà khoa học chứng tỏ điều đó có thể xảy ra và đặt thế giới trước ngưỡng cửa bị hủy diệt. Các chuyên gia Hà Lan đã tạo ra một loại virus có thể tàn sát hàng chục triệu hoặc hàng trăm triệu người nếu nó không được lưu giữ cẩn thận hoặc bị bọn khủng bố đánh cắp.

Không công bố chi tiết

Cuộc nghiên cứu kinh hoàng kể trên được tiến hành tại Trung tâm Y khoa Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan) với sự tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Các nhà khoa học đã khám phá về sự biến đổi của virus cúm gia cầm A (H5N1) từ một dạng hiếm khi lây nhiễm hoặc lan truyền giữa người với người thành một dạng lây lan cao độ qua ho hoặc hắt hơi.

Nghiên cứu trên loài chồn sương – loài vật có phản ứng với bệnh cúm giống con người nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng 5 biến đổi về gien đã làm virus này có thể lan truyền qua không khí và làm cho loài chồn sương lây bệnh cho nhau trong khi vẫn duy trì khả năng gây chết người.

Hội đồng Khoa học quốc gia về an toàn sinh học thuộc chính phủ Mỹ đã kêu gọi các nhà nghiên cứu không công bố các chi tiết công trình khoa học của họ. Theo đó, các nhà khoa học và 2 tạp chí khoa học Science và Nature - dự định công bố kết quả nghiên cứu - sẽ giấu mọi chi tiết có thể giúp bọn khủng bố khám phá cách chế tạo virus và gây nên một đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp. Trong số đó có những chi tiết như: Loại virus đó đã được chế tạo như thế nào, những biến đổi nào có thể làm cho virus này lây lan qua không khí…

Các chuyên gia Hà Lan đã tạo ra một loại virus có thể tàn sát

đến hàng trăm triệu người. Ảnh: GLOBAL LOOK PRESS

Hai tạp chí trên đã bày tỏ sự thông cảm với nỗi lo lắng của Washington và đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện yêu cầu của họ. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến ngờ rằng một phần nào đó của công trình nghiên cứu trên sẽ được công bố.

Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia Erasmus cho rằng hơn 100 phòng thí nghiệm và khoảng 1.000 nhà khoa học khắp thế giới cần phải biết chính xác các biến đổi của virus để nghiên cứu. Thế nhưng, đó sẽ là cách lan truyền thông tin một cách hết sức rộng rãi. Và hậu quả thật không thể lường trước được.

Cân nhắc lợi ích

Luật sư của các nhà nghiên cứu ở Rotterdam khẳng định rằng công trình của họ có 2 lợi ích to lớn để bảo vệ sức khỏe toàn cầu. Họ cho rằng các khám phá kể trên có thể có ích trong việc theo dõi các mẫu virus từ những con chim và con thú bị lây bệnh.
Nhờ phân tích gien, sẽ phát hiện được virus dạng biến đổi và các giới chức y tế công cộng sẽ biết ở khu vực nào con người cần giới hạn tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh và sẽ tăng cường cung cấp vắc-xin cũng như thuốc chữa bệnh đến đó. Thế nhưng, theo Newsru, virus trong thiên nhiên không biến đổi giống như trong phòng thí nghiệm nên lợi ích của việc tìm ra 5 biến đổi gien như nêu trên vẫn là điều đáng nghi ngờ.

Lợi ích thứ hai là loại virus nhân tạo có thể được sử dụng để xác định liệu các loại thuốc chống virus và vắc-xin hiện nay có kháng cự lại nó hiệu quả hay không. Nếu như hiệu quả kém, các nhà khoa học sẽ điều chế những loại thuốc và vắc-xin mới có thể chế ngự được virus đó.

Cho đến giờ phút này, vẫn không thể nói công trình nghiên cứu virus nêu trên không có lợi ích nào cả. Hơn nữa, lòng khao khát bảo vệ sức khỏe cộng đồng của các nhà nghiên cứu thật đáng trân trọng. Thế nhưng, hậu quả của nó là quá kinh khủng đến mức không thể liều lĩnh được.

Lưu trữ trong phòng thí nghiệm

Đã có ý kiến kêu gọi tiêu hủy loại virus nhân tạo mới kể trên. Nếu không, chỉ nên lưu trữ nó trong một số phòng thí nghiệm phù hợp với mức độ an toàn sinh học cao nhất. Hiện Mỹ và Nga cũng đang lưu trữ những mẫu virus đậu mùa trong những điều kiện như thế.

NGÔ SINH - nld.com.vn

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website