Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11891058
Trực tuyến: 15

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4153
Gửi lúc 18:36' 21/12/2011
Vấn đề về dư lượng kháng sinh trong thủy sản

 

Dư lượng kháng sinh trong thủy sản: Phải giải quyết từ gốc

Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tiếp tục vấp phải những khó khăn tại một số thị trường nhập khẩu. Và vẫn là câu chuyện cũ – dư lượng hóa chất cấm.

Hiện nay, trong quá trình nuôi trồng thủy sản, đa phần người nuôi đều sử dụng thuốc, hóa chất phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, loại hóa chất nào, thuốc nào đảm bảo cho thủy sản “sạch” thì người nuôi gần như không biết hoặc không mấy quan tâm. Do vậy, đã đến lúc các ngành chức năng “mạnh tay” hơn nữa.
Bài học từ dư lượng kháng sinh
Giữa tháng 9/2010, Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng Trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30%. Ngay sau đó, cơ quan chức năng Nhật lại phát hiện thêm các lô hàng tôm Việt Nam nhiễm Trifluralin quá mức cho phép. Theo quy định của nước này, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa Trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên 100%. Và từ ngày 10/6/2011, tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chính thức bị kiểm soát 100%.
Tháng 7/2011, 3 nhà bán lẻ Anh là Tesco, Asda và Morrisons quyết định ngừng bán cá tra Việt Nam do phát hiện tạp chất tăng trọng. Sự việc được phát hiện khi các nhân viên của Cục tiêu chuẩn thương mại (TSD) thuộc Hội đồng hạt Đông Bắc Lincolnshire kiểm tra ngẫu nhiên một số sản phẩm cá tra bán lẻ. 9/10 mẫu cá tra nhập khẩu chứa tạp chất sodium, chloride và phốt phát (sử dụng để tích nước trong cá).
Mới đây nhất, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada (CFIA) đã phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong một số lô hàng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam, vượt quá mức 0,6 ppb cho phép trong thủy sản. Trên cơ sở đó, cơ quan này đã kiến nghị không cho phép nhập khẩu cá tra, basa fillet đông lạnh từ Việt Nam.
Tuy không phải là thị trường lớn, nhưng nếu cá tra, basa bị cấm nhập khẩu vào nước này cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Vì theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP: “Một thị trường dù lớn hay nhỏ, mà cứ bị cấm là mệt rồi, vì nó ảnh hưởng tới các vấn đề khác nữa”.
Canada và Mỹ là những nước không chấp nhận có dư lượng Enrofoxacin trong sản phẩm thủy sản. Vì thế, khi phát hiện có các lô hàng nhiễm dư lượng chất này, dù ở mức độ nhẹ, họ cũng nâng mức cảnh báo. Hơn nữa, bắt đầu từ ngày 20/6/2011 đến nay, khi Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canada (CCPSA) có hiệu lực, thì việc kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường này càng gắt gao hơn.
Không chỉ có vậy, trong những tháng qua, cơ quan thẩm quyền của Đức, Ý cũng đã cảnh báo về dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos đối với các sản phẩm cá tra nhập khẩu của Việt Nam.
Việc các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, cụ thể là tôm và cá tra, basa của Việt Nam bị liên tục bị phát hiện dư lượng các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo, bởi điều này sẽ khiến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gặp khó khăn và gây thất thiệt đối với cả ngành thủy sản. Tuy nhiên đến nay, cơ quan chức năng địa phương vẫn chưa có biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng này và ở khâu nuôi, nông dân vẫn lạm dụng các hóa chất này.
Biện pháp mạnh tay
Trước tình trạng trên và để tránh nguy cơ lại “nở rộ” của các hóa chất cấm trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời, góp phần giảm thiểu khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, vừa qua, Tổng cục Thủy sản đã có công văn số 828/TCTS-NTTS ngày 17/6/2011 gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện triệt để vấn đề này.
Đây là biện pháp cần thiết, bởi theo kết quả thanh, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng của Tổng cục Thủy sản và các địa phương về vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản (thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản) thì hiện vẫn còn những cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và một số sản phẩm có chứa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nội dung của công văn nhấn mạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất giống thủy sản để phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng những hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng; Giám sát và tăng cường kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong các ao nuôi từ lúc nuôi đến khi thu hoạch. Đồng thời, tuyên truyền và phổ biến cho người nuôi không sử dụng các sản phẩm có chứa Chloramphenicol, Trifluralin, Enrofloxacin, Sulfadimethoxine trong nuôi trồng thủy sản và thực hiện nghiêm túc Thông tư 15/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam.
>> Hiện nay, để thay thế công dụng “Trifluralin” trong nuôi trồng thủy sản, các tỉnh đã khuyến cáo việc có thể sử dụng các chất thay thế như: Hóa chất có công dụng diệt nấm: Benzal Konium Chloride(BKC); Formalin, Formol (37-40% formaldehyde); Hydrogen peroxide, hoạt chất thay thế diệt ngoại ký sinh trùng: Thuốc tím(Kali Permanganate); Benzal Konium Chloride(BKC); Formol (37-40% formaldehyde).
Nguồn tin: Thủy sản Việt Nam

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website