Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11815676
Trực tuyến: 26

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3962
Gửi lúc 20:10' 08/04/2012
Thụy Điển - Mỹ: Tạo gene cây trồng “ăn arsen” trên đất ô nhiễm

Đất nhiễm arsen khiến 400 triệu dân Ấn Độ và Bangladesh sống trong tình trạng nguy hiểm với các bệnh về tim, gan, thận, ung thư…

Tại nhiều quốc gia, đất nhiễm arsen khiến cây lương thực trồng trên đó cũng bị nhiễm hóa chất độc hại này. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Skôvde (Thụy Điển) đã xác định được hai loại gene, nó đóng vai trò quan trọng trong việc khử các vùng đất nhiễm arsen. Khi ta trồng cây sẽ tích tụ chất độc vào đó. Qua liệu pháp máy tính, các nhà khoa học đã tính toán rằng, chức năng của loại gene trên giúp cho đất giảm tới 12% chất arsen.

Lương thực nhiễm arsen là một vấn đề lớn ở châu Á. Khi con người ăn phải sẽ gây ra các bệnh về tim, thận, gan. Chất độc cũng có thể gây ung thư cho con người. Arsen thường có trong gạo khi lúa được trồng trên đất nhiễm độc. Động vật ăn cây trồng nhiễm arsen cũng bị hấp thu độc tố vào cơ thể, người ăn thịt động vật cũng bị nhiễm chất này.

Công việc tiếp theo của các nhà khoa học Thụy Điển là thử nghiệm cây trồng có hai loại gene trên ở Bangladesh (quốc gia có lương thực nhiễm arsen nhiều nhất), Ba Lan, Mỹ. Hiện tại ở Ấn Độ và Bangladesh có khoảng 400 người đang trong tình trạng nguy hiểm do cơ thể nhiễm độc arsen từ nguồn nước và thực phẩm.

Trước đó, các nhà khoa học tại Đại học Georgia (Mỹ) cũng đã thành công trong việc tạo ra cây “ăn arsen” bằng liệu pháp kỹ thuật gene. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu này là nhà gene học Richard Meagher, ông ta đã phát hiện ra cách trồng loại cây hấp thụ arsen vào rễ để đưa lên lá, thích hợp với việc canh tác trên các vùng đất ô nhiễm. Nhờ đó có thể làm tái sinh hàng triệu hécta đất bị bỏ hoang do nhiễm arsen trên thế giới.

Hàng triệu hécta đất nhiễm arsen trên thế giới rồi đây sẽ được khôi phục lại thành đất trồng.

Năm 2002, Richard Meagher và các cộng sự của ông cũng đã thành công trong việc chèn hai loại gene không liên quan từ vi khuẩn e.Coli (vi khuẩn gây bệnh rộp da) còn gọi là arsC và ECS vào dòng cây có tên gọi Arabidopsis, cây mẫu trong phòng thí nghiệm, thành viên nhỏ của gia đình nhà mù tạt, nhờ đó cây có thể chịu đựng chất độc arsen hiệu quả, lá cây hấp thụ chất độc hơn 3 lần cây bình thường. Tuy nhiên, đây vẫn không thể là công trình giúp cây trồng có thể sống trên đất nhiễm arsen. Chỉ tới khi các nhà khoa học đưa gene đơn ACR2 vào trong đoạn gene của cây Arabidopsis thì thấy cây có thể hấp thụ arsen lên lá, dưới góc độ phân tích khoa học thì cây có chứa gene trên có thể hấp thu chất arsen lên lá gấp 16 lần loại cây trồng trong tự nhiên.

Mong muốn của các nhà khoa học là tỷ lệ hấp thu có thể gấp 35-45 lần, thậm chí lồng gene trên vào các loại cây bụi, loại cỏ để tăng hấp thu, điều này hoàn toàn có thể. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, Ấn Độ với cuộc “cách mạng xanh” canh tác lúa trên các cánh đồng ngập úng nhiễm arsen, nhưng kết quả khử độc không thành mà còn làm diện tích nhiễm arsen tăng lên.

Theo antg.cand.com.vn


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website