Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11429618
Trực tuyến: 69

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
tài liệu » Khoa học môi trường »
Số lượt xem: 4035
Gửi lúc 10:57' 06/03/2014
Một số kết quả nghiên cứu khảo sát môi trường, hoạt độ đồng vị phóng xạ tự nhiên họ Uranium và Thorium lưu vực sông Ba và sông Đồng Nai khu vực Tây Nguyên

Các nguyên tố phóng xạ có giá trị kinh tế lớn khi tạo thành mỏ khoáng sản, nhưng các chất thải của nó thì rất nguy hiểm khi lọt ra môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường sống của con người. Thông thường các nguyên tố phóng xạ được lan truyền chủ yếu thông qua môi trường nước và không khí.

Hàm lượng, đồng vị và tính chất phân bố urani trong thiên nhiên là chỉ thị quan trọng về điều kiện, thời gian thành tạo vật chất, từ đó có thể tính toán được tốc độ xói mòn trong một lưu vực. Một trong những khoáng vật phụ và phổ biến được sử dụng để định tuổi địa chất là zircon. Hàm lượng urani (và thori) cao trong zircon dẫn đến việc phá vỡ mạng tinh thể trong quá trình phân rã phóng xạ, từ đó dẫn đến việc biến đổi thành phần đồng vị và khuyếch tán urani vào môi trường xung quanh một cách đáng kể.

Nhằm đánh giá tốc độ xói mòn đất, bảo vệ môi trường và định hướng tìm kiếm khoáng sản phóng xạ tại khu vực sông Ba và sông Đồng Nai, đề tài TN3/T11 “Nghiên cứu đánh giá xói mòn đất và ô nhiễm môi trường trên cơ sở ứng dụng phương pháp đồng vị dãy uran - thori trong các lưu vực sông chính Tây Nguyên” thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 đã được triển khai thực hiện.

NguyenTrungMinh anh 1
Khảo sát thực địa lấy mẫu nước sông và cát tại các lưu vực sông Ba và sông Đồng Nai

Dưới đây là các kết quả nghiên cứu bước đầu về môi trường, hoạt độ của đồng vị phóng xạ tự nhiên họ uranium và thorium, cũng như các đồng vị có thể sinh ra do hoạt động của con người, với mục đích xây dựng bức tranh tổng quan về các điều kiện môi trường phóng xạ của lưu vực sông Ba và Đồng Nai khu vực Tây Nguyên.

Các kết quả phân tích cho thấy 2 lưu vực nói trên thực tế không bị ô nhiễm kim loại nặng (Ni, Co và Mn), nên có thể sử dụng nước các sông này làm nguồn nước sinh hoạt và nước tưới tiêu nông nghiệp.

Không có dị thường đồng vị nhân tạo như 137Cs, 241Am, cũng như các dị thường hạt nhân phóng xạ tự nhiên (sản phẩm con của quá trình phân rã 238U và 232Th).

Các giá trị giới hạn của nồng độ Th và U trong các mẫu zircon nằm tương ứng trong các khoảng (100 - 740) µg/g và (42 - 190) μg/g, dao động hàm lượng của những nguyên tố này nằm trong khoảng dao động zircon giữa đá tự nhiên của gabro - dolerite và gabro- norite. Trong các hạt zircon của các mẫu nghiên cứu có tỷ lệ Th/U dao động trong khoảng 2,4-6,9 là 4,0 ± 0,8. Những giá trị này nằm trong sai số của phép đo phù hợp với giá trị là 4,8 ± 0,3 của các mẫu chuẩn đá granit ZGI – GM.

NguyenTrungMinh anh 2
Ví dụ mẫu hạt zircon SBA02: Độ phóng đại 50x

Các kết quả đánh giá thế zeta cho thấy tính chất hệ keo trong 2 lưu vực là ổn định. Hệ keo chịu ảnh hưởng lớn từ pH của nước, trong khi các thành phần lơ lửng lại không gây ảnh hưởng lớn nào. Bộ dữ liệu này có thể làm phong phú thêm về dữ liệu tính chất nước của 2 lưu vực sông, kết hợp với các dữ liệu về địa hình, dòng chảy, thủy văn… làm cơ sở cho việc đánh giá về mức độ xói mòn.

Tổng xạ của các điểm lấy mẫu có sự dao động trong khoảng 0,002 – 0,025 µRh thuộc khoảng giá trị thông thường về tổng phóng xạ trong đất. Điều này cho thấy, hàm lượng tổng xạ nói chung hay hàm lượng radon nói riêng trong đất tại 2 hai lưu vực là bình thường, không có dị thường nào.

Đồng thời, kết quả đo radon chủ yếu trong khoảng vài trăm Bq/m3, các giá trị ghi nhận được đều dao động trong giới hạn giá trị phông radon thông thường trong đất.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài TN3/T11 về sự mất cân bằng các nguyên tố phóng xạ tự nhiên trong các pha vật chất của lưu vực sông Ba và sông Đồng Nai khu vực Tây Nguyên được đánh giá là bộ cơ sở dữ liệu khoa học đầu tiên về dãy đồng vị phóng xạ U-Th ở khu vực này nhằm mục đích xác định tốc độ xói mòn, sự tồn tại, sự phân bố và hàm lượng của chúng, từ đó có thể so sánh giữa các lưu vực và xác định được nguồn gốc chúng được sinh ra từ đâu, do đâu và thời gian nào. Các kết quả về vấn đồng vị urani và dãy đồng vị con cháu của đồng vị phóng xạ U-Th nói riêng, cũng như việc xây dựng số liệu về môi trường đồng vị phóng xạ nói chung, sẽ rất có ích cho công tác đánh giá tốc độ xói mòn đất, bảo vệ môi trường, đặc biệt có thể làm cơ sở cho việc định hướng tìm kiếm khoáng sản phóng xạ và so sánh phông môi trường phóng xạ hiện nay với các kết quả phân tích môi trường sau này.

PGS.TS. Nguyễn Trung Minh
Chủ nhiệm Đề tài TN3/T11
Xử lý tin: Bích Diệp


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website