Đo sinh khối cá thông qua phân tích nước biển

Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản dẫn đầu bởi YAMAMOTO Satoshi, một nhà nghiên cứu tại Đại học Kobe đã chỉ ra rằng, việc đo số lượng của ADN cá trong nước biển có thể tiết lộ bao nhiêu con cá sống trong môi trường đó. Phát hiện này có thể cho phép các cuộc điều tra nhanh hơn và hiệu quả hơn về sự phân bố cá, và có tiềm năng ứng dụng trong việc theo dõi lâu dài. Phát hiện này được công bố vào ngày 03 tháng 3 trên tạp chí khoa học trực tuyến PLoS ONE.

Cho đến nay, sự phân bố của các loài sinh vật biển đã được tính toán sử dụng hai phương pháp chính: công cụ đánh bắt cá và tìm kiếm cá. Tuy nhiên, các phương pháp khảo sát này có chi phí cao khi phỉa thực hiện trong thời gian dài và tốn kém nhân lực, và kiến thức chuyên môn là cần thiết để sử dụng các thiết bị đo.

Mặt khác, một phương pháp đã có sẵn cho việc xác định cá mục tiêu sống trong một khu vực nhất định của nước: phân tích ADN cá thoát vào nước.

Nhóm nghiên cứu của bác sĩ YAMAMOTO đã thực hiện một bước xa hơn, thử nghiệm xem liệu có thể phát hiện vị trí của cá và quy mô bầy đàn của chúng bằng cách đo lượng ADN thoát vào môi trường (được gọi là DNA môi trường hay eADN). Trong tháng 6 năm 2014, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi YAMAMOTO Satoshi (Đại học Kobe), Minami Kenji (trợ lý giáo sư tại Đại học Hokkaido), và Fukaya Keiichi (Trợ lý Giáo sư tại Viện Toán học thống kê) đã thu thập 1 lít mẫu nước mặt và nước đáy từ 47 địa điểm ở vịnh Maizuru, và ước tính nồng độ eADN của cá sòng Nhật Bản sử dụng phương pháp PCR thời gian thực.

Như một kết quả của việc so sánh giữa nồng độ eADN trong 47 địa điểm và sinh khối của cá sòng Nhật Bản đã được đo đồng thời trong quá trình thu thập nước sử dụng thiết bị tìm kiếm cá, họ phát hiện ra rằng nồng độ eADN của một địa điểm phản ánh sinh khối trong vòng 10-150 mét  của địa điểm đó.

Điều này chứng minh rằng ADN môi trường phản ánh sinh khối của các loài cá mục tiêu, và các phương pháp phân tích ADN môi trường có thể được sử dụng để đo định lượng sự phân bố và trường kích thước của cá nước mặn.

Phương pháp này rất đơn giản, không đòi hỏi kiến thức chuyên môn, và có thể được sử dụng cho các cuộc điều tra quy mô lớn trong một thời gian ngắn. Những tính năng này cũng làm cho nó thích hợp để theo dõi lâu dài. Phương pháp này có khả năng cải thiện đáng kể hiệu quả cho các cuộc điều tra về số lượng và sự phân bố các nguồn tài nguyên biển.