Đề tài độc lập cấp Nhà nướcMục tiêu tổng quát: Đánh giá được ảnh hưởng của ô nhiễm hóa chất đến hiện tượng
tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) chết hàng loạt tại một số vùng
nuôi trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất được giải pháp quản lý, xử
lý ô nhiễm hóa chất trong nguồn nước nuôi tôm để giảm thiểu tác động xấu của ô
nhiễm hóa chất đến môi trường nuôi tôm. Mục tiêu cụ thể: i. Phân tích được hiện trạng ô nhiễm hóa
chất (thuốc BVTV; chất tẩy trùng ao nuôi; kim loại nặng; độc tố VSV) trong các
nguồn nước cấp và ao nuôi tôm nước lợ tại 6 tỉnh nuôi tôm trọng điểm ở đồng bằng
sông Cửu Long; ii. Xác định
được độ độc và ảnh hưởng của các hóa chất sử dụng và bị nhiễm bẩn trong ao nuôi
đến khả năng gây chết và các bệnh mãn tính của tôm sú và tôm thẻ chân trắng; iii. Khẳng định
sự liên quan của ô nhiễm hóa chất với hiện tượng chết tôm hàng loạt ở đồng bằng
sông Cửu Long; iv. Đề xuất được
giải pháp quản lý ao nuôi để giảm thiểu ô nhiễm hóa chất và quy trình kỹ thuật
xử lý ô nhiễm phục vụ nuôi tôm an toàn hóa chất; v. Xây dựng được 3 mô hình nuôi tôm an
toàn hóa chất ở 3 tỉnh nuôi tôm trọng điểm, quy mô 2ha/ mô hình, đạt hiệu quả xử
lý hoá chất đạt trên 80%; dư lượng các hóa chất nhỏ hơn nồng độ không gây hiệu ứng
cho tôm. Nội dung
nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện Nội dung 1. Đánh giá hiện trạng áp dụng quy trình nuôi tôm, sử dụng và mức độ ô nhiễm
của các hóa chất tại các vùng nuôi tôm nước lợ ĐBSCL Nội
dung 2. Xác định mức
độ ảnh hưởng của hóa chất tới khả năng gây chết tôm và mối nguy liên quan đến
hiện tượng tôm chết hàng loạt (nếu có) tại ĐBSCL Nội
dung 3. Nghiên cứu mối quan hệ
giữa môi trường ao nuôi với mức độ gây độc của các hóa chất Nội dung 4. Nghiên cứu xây dựng quy
trình xử lý ô nhiễm hóa chất Nội
dung 5. Đề xuất
giải quản lý và xử lý ô nhiễm hóa chất Nội
dung 6. Nghiên cứu
xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm hóa chất trong môi trường nuôi tôm Nội dung 7. Tập huấn kỹ thuật xử lý ô nhiễm hóa chất trong môi trường nuôi tôm cho
nông dân |