Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11362262
Trực tuyến: 17

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 3899
Gửi lúc 09:26' 07/07/2013
Xác định hàm lượng thuốc BVTV trong thảo dược Trung Quốc

ThienNhien.Net – Thảo dược Trung Quốc, những phương thuốc truyền thống cổ xưa để chữa bệnh, nay có thể làm tổn hại đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường với các loại thuốc trừ sâu, nghiên cứu của Greenpeace (Tổ chức Hòa Bình Xanh) cho biết.

Nông dân phun thuốc trừ sâu trong một vườn trồng nhân sâm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Ảnh: Greenpeace)

Nông dân phun thuốc trừ sâu trong một vườn trồng nhân sâm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Ảnh: Greenpeace)

Cuộc nghiên cứu mang tên “Thảo dược Trung Quốc: tiên đơn cho sức khỏe hay là hỗn hợp thuốc trừ sâu?” đã thử nghiệm 65 loại thảo mộc Trung Quốc phổ biến của chín nhà thuốc tại chín thành phố của Trung Quốc. Qua đó, phát hiện 48 loại dương tính với dư lượng thuốc trừ sâu. Trong số thuốc trừ sâu có 6 loại (được tìm thấy trong 26 mẫu) bị cấm ở Trung Quốc, bao gồm cả một số chất cực kỳ nguy hiểm theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Đáng báo động là có mẫu chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao gấp 500 lần mức tối đa cho phép của Liên minh châu Âu.

Năm ngoái, Nhân dân Nhật báo trực tuyến đăng một bài báo nói rằng “Đừng để các loại thảo mộc kém chất lượng phá hỏng nền y học cổ truyền Trung Quốc”. Bài báo đã mô tả mức độ nghiêm trọng của dư lượng thuốc trừ sâu và ô nhiễm hóa chất trong các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của Greenpeace, 600 triệu nông dân Trung Quốc sử dụng gần 2 triệu tấn thuốc trừ sâu mỗi năm nhưng tỷ lệ sử dụng hiệu quả chỉ có khoảng 30%, phần còn lại gây độc hại cho đất, nước và không khí.

Việc tiếp xúc lâu dài với dư lượng thuốc trừ sâu độc hại có thể gây nguy hại sức khỏe, chẳng hạn như các chứng tiếp thu khó, rối loạn nội tiết tố và sinh sản bất thường.

Thảo dược cổ truyền Trung Quốc có khi được uống, có khi được ủ rồi sấy khô, nghiền thành bột và biến thành dạng viên nang, đã được sử dụng hàng ngàn năm nay để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường để u nang buồng trứng.

“Các loại thảo mộc Trung Quốc được hàng triệu người trên thế giới tin tưởng và sử dụng như là thành phần thực phẩm cho mục đích chữa bệnh”, Jing Wang, một nhà vận động nông nghiệp sinh thái và chủ nhiệm dự án nghiên cứu của Greenpeace nói. “Đó là một phần mang tính biểu tượng của di sản chúng ta phải bảo tồn. Các loại thảo mộc Trung Quốc phải chữa bệnh chứ không hại người và phải không chứa thuốc trừ sâu”.

“Từ khi chúng tôi bắt đầu chú ý đến vấn đề thuốc trừ sâu cho tới nay, Trung Quốc không mấy thay đổi thói quen nông nghiệp. Nếu chính phủ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này và ưu tiên giải quyết, tôi tin họ có thể cải thiện an toàn thực phẩm và giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Nhưng hiện nay, điều này chưa xảy ra”.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã chi 21 tỷ nhân dân tệ vào nghiên cứu và phát triển kỹ thuật di truyền, vượt xa con số 700 triệu nhân dân tệ chi cho nông nghiệp sinh thái.

Trung Quốc cần hành động nhiều hơn để chống lại việc sử dụng thuốc trừ sâu nguy hiểm trong nông nghiệp và chuỗi thức ăn, bà Wang nói.

Greenpeace đã cảnh báo thuốc trừ sâu trong thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm khác của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Năm ngoái, 12 trong số 18 sản phẩm trà được kiểm nghiệm bị phát hiện có chứa ít nhất một loại thuốc trừ sâu bị cấm.

Năm 2011, Greenpeace cũng phát hiện 35 trong 50 loại rau quả từ các chuỗi siêu thị lớn trên khắp Trung Quốc có chứa thuốc trừ sâu.

Theo Ngọc Hạ/PNO, 29/06/2013


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website